<p>PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, do đặc thù là bệnh viện tuyến cuối nên mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận một lượng bệnh nhân rất lớn đến khám và điều trị.</p> <p>Trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000-4.000 trẻ đến khám; trẻ điều trị nội trú là 1.800 trẻ/ngày. Bệnh viện rất chú trọng công tác chuyên môn, đào tạo và thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu điều trị các ca bệnh khó.</p> <p>Với sự hỗ trợ, hợp tác lần này, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết sẽ giúp nội soi chẩn đoán chính xác các vấn đề của trẻ khuyết tật vòm miệng. Bên cạnh đó là việc đào tạo nâng cao tay nghề cho các y bác sĩ hai bên; các ca bệnh khó sẽ được chuyên gia 2 bên hỗ trợ điều trị tốt hơn.<a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></p> <p>Theo ThS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan – Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhờ có thiết bị nội soi ống mềm này, các bác sĩ sẽ nhìn được khả năng di động của vòm hầu trong suốt quá trình phát âm và chẩn đoán chính xác được tỉ lệ đóng kín của vòm hầu. Từ đó lựa chọn từng kĩ thuật mổ sao cho phù hợp nhất trên từng ca bệnh.</p> <p><span>Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều <span>trẻ khe hở môi, vòm miệng sau khi phẫu thuật vẫn còn tình trạng nói ngọng, phát âm sai. Với nội soi ống mềm sẽ </span></span>giúp cho những trẻ khe hở môi vòm được hoàn thiện hơn, bởi lẽ, điều trị khe hở môi vòm không chỉ dừng lại ở việc đóng kín khe hở!</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/18/48363443_276708659696725_8478758534614351872_n.jpg" /></p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/18/48377223_1170995943061822_5686514963074514944_n.jpg" /></p> <p><em>Các chuyên gia Nhi khoa của Việt Nam và Đài Loan cùng bệnh nhân rất vui mừng vì có phương pháp mới chữa tật nói ngọng, phát âm sai ở trẻ khe hở môi vòm sau phẫu thuật.</em></p> <p><span>Theo thống kê, khe hở môi và vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt hay gặp. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ mới sinh là 1/600 đến 1/1000. Ở Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 0,1 đến 0,2%. Trong đó khe hở vòm miệng chiếm 40%.</span><br /> <br /> <span>Trẻ có thể có khe hở vòm miệng đơn thuần, có thể phối hợp cùng khe hở môi. Trẻ khe hở vòm cũng có thể nằm trong các hội chứng toàn than như Pierrobin, Treacher Collin, Vander Woude…</span><br /> <br /> <span>Khe hở vòm miệng gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn-bú, hay bị sặc, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn tâm lý… Việc điều trị khe hở vòm miệng liên quan đến nhiều chuyên ngành như phẫu thuật hàm mặt, Nắn chỉnh răng và chỉnh hình, thính học, ngôn ngữ, nhi khoa.</span><br /> <br /> <span>Điều trị điển hình nhất với trẻ dị tật khe hở vòm miệng là phẫu thuật tạo hình vòm miệng. Trong lịch sử có rất nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng như Lagenbeck, Push- Back, Furlow…</span></p> <p><strong>D.Hải</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>