<div> <p><span>Gần đây, Viettel vừa cho biết tập đoàn này đã trở thành nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công các thiết bị 5G. Hiện nay, ngoài Viettel, trên thế giới mới chỉ có 6 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị này, bao gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE.</span></p> <p><span>Nhà mạng thuộc sở hữu 100% bởi Bộ Quốc Phòng Việt Nam này có kế hoạch sản xuất hàng loạt các phần cứng và phần mềm 5G vào giữa năm 2021 và dự kiến sẽ triển khai các dịch vụ 5G thương mại tại các thành phố lớn vào tháng 5 năm nay.</span></p> <p><span>Ngoài ra, Viettel cũng đang xem xét kế hoạch xuất khẩu thiết bị 5G sang 10 quốc gia đang phát triển khác, trong đó bao gồm Myanmar và Campuchia. Các quốc gia này đang là trụ sở của các nhà mạng con do Viettel vận hành và quản lý.</span></p> <p><span>Nhiều quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á đã lựa chọn lắp đặt thiết bị 5G của Huawei trong cơ sở hạ tầng mạng của họ. Tuy nhiên, Việt Nam từng đưa ra tuyên bố sẽ trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông 5G mà không cần đến công nghệ của Huawei (Trung Quốc).</span></p> <p><span>Viettel, hiện đang phục vụ gần 60 triệu thuê bao trong nước, đang gấp rút phát triển các thiết bị và mạng 5G liên quan. Nhưng theo một chuyên gia trong ngành nhận định, nhà mạng Việt Nam này sẽ phải trả phí bằng sáng chế cho Huawei, Ericsson và các công ty sản xuất thiết bị viễn thông khác nếu họ muốn bán sản phẩm của mình.</span></p> <div><span><span>Vì sao 5G trở thành chìa khoá vàng cho Việt Nam phát triển và các doanh nghiệp như Viettel, MobiFone, Vinaphone sẽ gặp những thách thức gì?</span></span></div> </div> <p> </p>