<p style="text-align: justify;"><em>Vắc-xin phải được sản xuất trong môi trường vô trùng.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>An toàn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Sau khi sản xuất vắc-xin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc.</p> <p style="text-align: justify;">Vô trùng: không được nhiễm các vi sinh vật khác.</p> <p style="text-align: justify;">Thuần khiết: không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thê gây ra các phản ứng phụ.</p> <p style="text-align: justify;">Không độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Hiệu lực</strong></p> <p style="text-align: justify;">Vắc-xin có hiệu lực lớn là vắc-xin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại lâu. Hiệu lực gây miễn dịch của vắc-xin trước hết được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa.</p> <p style="text-align: justify;">Trên động vật thí nghiệm: đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vắc-xin và đánh giá hiệu lực bảo vệ lô động vật đã được tiêm chủng khi chúng được thử thách bằng vi sinh vật gây bệnh.</p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm trên thực địa: vắc-xin được tiêm chủng cho một cộng đồng, theo dõi thống kê tất cả các phản ứng phụ và đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.</p> <p style="text-align: justify;">Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, người ta còn quan tâm đến giá thành và tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Tính kháng nguyên của vắc-xin</strong></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;">Tính kháng nguyên phụ thuộc vào bản chất hóa học (protein, polysaccharid,...), phân tử lượng (cao hay thấp), cấu trúc hóa học (phức tạp hay đơn giản). Nói một cách khái quát thì tính kháng nguyên càng cao khi nó càng “lạ” đối với cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">Liều lượng</p> <p style="text-align: justify;">Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Đường đưa vắc-xin vào cơ thể</p> <p style="text-align: justify;">Mỗi loại vắc-xin được đưa vào cơ thể theo một đường thích hợp. Những vắc-xin bị phá hủy bởi dịch dạ dày, dịch ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống; những vắc-xin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Vắc-xin không được sử dụng đúng đường không những không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nguy hiểm.</p> <p style="text-align: justify;">Chất phụ gia miển dịch (Immunological Adjuvant)</p> <p style="text-align: justify;">Chất phụ gia miễn dịch có 2 tác dụng:</p> <p style="text-align: justify;">1) Làm cho vắc-xin giáng hóa chậm, vì vậy có thể giảm được lượng vắc-xin và giảm số lần tiêm chủng.</p> <p style="text-align: justify;">2) Làm tăng sự kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Chất phụ gia miễn dịch thường được sử dụng là các hợp chất của nhôm (aluminum hydroxy de, aluminum phosphate).</p> <p style="text-align: justify;">Kháng thể mẹ truyền</p> <p style="text-align: justify;">Sự tồn tại một lượng nhỏ kháng thể mẹ truyền cũng có thể ức chế sự đáp ứng kháng thể đối với kháng nguyên tương ứng.</p> <p style="text-align: justify;">Tình trạng của chủ thể</p> <p style="text-align: justify;">Cơ thể chỉ đáp ứng tốt với vắc-xin khi bộ máy miễn dịch hoàn chỉnh. Tình trạng dinh dưỡng kém cũng hạn chế mức độ đáp ứng miễn dịch. Điều này không có nghĩa là hạn chế tiêm chủng cho trẻ em suy dinh dưỡng, trái lại còn phải quan tâm hơn.</p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>