Rau là thực phẩm mà bạn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên ăn rau như thế nào để có thể hấp thu hết các dưỡng chất là điều không phải ai cũng biết. Hãy cùng bài viết dưới đây liệt kê những thói quen ăn rau sai cách cần tránh.
1. Chỉ thích ăn các loại rau sống
Nhiều người chỉ thích ăn rau sống vì họ có quan niệm rằng, chất dinh dưỡng vốn có trong các loại rau củ quả sẽ bị mất đi khi được nấu nướng. Và đây lại là một cách suy nghĩ khá sai lầm.
Một số loại dưỡng chất như vitamin B, enzyme quả thật sẽ bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt khi nấu nướng. Vì vậy, với các loại rau củ quả có chứa nhiều dưỡng chất này thì cách tốt nhất để sử dụng chúng là trộn salad hoặc ăn sống, đó là dưa chuột, súp lơ xanh, cà rốt…
Tuy nhiên, có những dướng chất lại không chịu tác động bởi nhiệt như vitamin A, D, E, đặc biệt là chất Lycopen còn tăng thêm hoạt tính khi được nấu chín, và nó có chứa nhiều trong cà chua.
Bên cạnh đó, quá trình chế biến sẽ giúp ta dễ dàng hấp thu các loại vitamin và khoáng chất do nó giúp phá vỡ thành tế bào cứng của các loại rau.
Vì vậy, để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình, thì cần kết hợp cân đối giữa việc ăn các loại rau sống và rau đã qua chế biến.
2. Không bảo quản rau đúng cách
Các chất dinh dưỡng sẽ bị mất dần theo thời gian nếu bạn mua rau về mà không sử dụng. Kể cả việc dùng ngăn mát tủ lạnh cũng không làm chậm lại quá trình này mặc dù đây là cách mà mọi người vẫn thường làm để bảo quản các loại rau củ quả trong thời gian dài.
Nếu bảo quản rau không đúng cách sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin và khoáng chất trong rau
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại vitamin và khoáng chất sẽ được bảo toàn tối đa nếu áp dụng việc bảo quản rau bằng cách cấp đông. Nghiên cứu này cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát và chứng minh được rằng trong quá trình bảo quản đông lạnh, các loại dưỡng chất thiết yếu có trong rau như Lutein, Polyphenol và một vài loại vitamin dường như không hề bị hao hụt.
Tóm lại, hãy đem bọc kín rau vào túi bóng và đặt ở ngăn đá của tủ lạnh để có thể giữ được một cách tối đa dưỡng chất cũng như hương vị của rau nếu muốn giữ rau trong thời gian dài.
3. Không kết hợp các loại rau theo màu sắc
Chất dinh dưỡng trong các loại rau củ cũng được phản ánh phần nào qua màu sắc ví dụ như:
Các loại rau có màu xanh thường chứa nhiều vitamin B, lutein… giúp hỗ trợ sức khỏe của thị giác, xương, phổi…
Rau màu đỏ lại hội tụ lượng dưỡng chất lớn như anthocyandin, lycopene, vitamin C, beta- carotene….rất có lợi cho hệ tim mạch, tuyến tiền liệt và bảo vệ ADN.
Rau củ quả màu cam- vàng có chứa nhiều beta-cryptoxanthin, beta-carotene, alpha-carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch, trẻ hóa da, tốt cho mắt và đồng thời hỗ trợ cho quá trình trăng trưởng, phát triển của cơ thể.
Rau màu tím lại thể hiện cho các chất như enzyme thực vật, EGCG, isothiocynate và quercetin… giúp có thể hạn chế các bệnh về tim mạch, xương và trí não vì hầu hết thành phần là các chất chống oxy hóa.
Vì vậy, bạn cần có sự kết hợp đa màu sắc trong bữa ăn hàng ngày, đừng chỉ tập trung vào một số loại rau được cho là “siêu thực phẩm”. Phương pháp này sẽ giúp cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu lại vừa giúp món rau của bạn thêm bắt mắt.
Sử dụng nước ép thay cho cách ăn truyền thống
Nước ép rau củ không thể thay thế hoàn toàn cho rau củ do thiếu chất xơ
Nhiều người cho rằng việc ăn rau và trái cây có thể thay thế hoàn toàn bằng việc uống các loại nước ép. Tuy nhiên, bạn cần phải xóa bỏ ngay quan niệm sai lầm này.
Trong quá trình xay nát, một số chất dinh dưỡng sẽ bị phá vỡ hoàn toàn, và việc loại bỏ hoàn toàn phần bã không sử dụng sẽ khiến lượng chất xơ bổ sung vào cơ thể bị thiếu hụt, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tăng đường huyết và gây ra nguy cơ về các bệnh tim mạch.
Vì vậy, bạn hãy sử dụng các ăn rau củ quả truyền thống chứ đừng lạm dụng việc ép rau quả, và cũng nên giữ lại phần bã để sử dụng chứ đừng vứt đi nhé.
Với những thói quen ăn rau sai cách cần tránh được chia sẻ ở trên, chắc chắc bạn sẽ có thể hấp thu được hết các dưỡng chất vốn có trong các loại rau để có được sức khỏe như mong muốn.
Theo Tạp chí Sống Khỏe