Những loài chim lặn độc đáo nhất thế giới: Một loài có ở Việt Nam
T.B (tổng hợp)
Trong thế giới chim chóc, họ Chim lặn (Podicipedidae) gồm các loài le có đời sống gắn liền với ao hồ, bơi lặn giỏi, chuyên ăn động vật thủy sinh. Cả hai giới của các loài chim này đều có màu sắc bắt mắt.
Le hôi (Tachybaptus ruficollis) dài 23-29 cm, có mặt khắp lục địa Á - Âu và châu Phi. Loài chim lặn nhỏ và mập này có lông cổ chuyển sang màu đỏ khi đến mùa sinh sản. Là loài phân bố rộng nhất trong các loài le, chúng có cả ở Việt Nam. Ảnh: eBird.
Le ngù trắng (Rollandia rolland) dài 24-36 cm, là loài bản địa ở miền Nam của Nam Mỹ. Loài chim này sống trong các hồ nước quang đãng có nhiều rong. Quần thể ở xa về phía Nam sẽ di cư lên phía Bắc vào mùa lạnh.
Le cánh ngắn (Rollandia microptera) dài 28-45 cm, được ghi nhận chủ yếu ở hồ Titicaca trên dãy Andes. Loài chim nguy cấp này hoàn toàn không thể bay mà chỉ có thể dùng cánh để hỗ trợ tăng tốc khi chạy.
Le mỏ trắng đen (Podilymbus podiceps) dài 30-38 cm, phân bố ở hầu khắp châu Mỹ. Loài le này có thân hình mập và mỏ ngắn hơn các họ hàng. Quần thể miền Bắc sẽ trú đông ở vùng Carribbean, trong khi quần thể vùng nhiệt đới định cư một chỗ.
Le cổ đỏ (Podiceps grisegena) dài 40-50 cm. Loài chim này sinh sản ở lục địa Á - Âu và Bắc Mỹ, trú đông ở các vùng bờ biển phía Nam. Chúng di trú về đêm giống các loài le khác.
Le cổ đen (Podiceps nigricollis) dài 28-34 cm, phân bố khắp Bắc bán cầu. Nhưng các loài cùng chi Podiceps, loài le mỏ nhọn này có lông đầu sặc sỡ khi vào mùa sinh sản.
Le mào lớn (Podiceps cristatus) dài 46-51 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu và châu Phi. Loài le này nổi tiếng nhờ màn trình diễn ve vãn mùa sinh sản.
Le bạc (Podiceps occipitalis) dài 25-29 cm, phân bố từ dãy Andes đến quần đảo Falkland ở Nam Mỹ. Loài này tập hợp trên các hồ nước mặn hoặc có tính kiềm để sinh sản theo bầy đàn.
Le cổ thiên nga mỏ vàng (Aechmophorus occidentalis) dài 55-75 cm, phân bố từ Canada đến Mexico. Các quần thể phía Bắc của loài le lớn này trú đông ở ngoài khơi Thái Bình Dương.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.