Những điều cần lưu ý khi sử dụng ChatGPT

Không phải thông tin nào được cung cấp bởi ChatGPT cũng chính xác. Vì vậy cần lưu ý về cách khai thác ChatGPT và sử dụng thông tin mà nó cung cấp

Kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái, ChatGPT - chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của người dùng trên khắp thế giới. Theo thống kê của Công ty phân tích Similar Web, khoảng 13 triệu người dùng đã sử dụng ChatGPT mỗi ngày trong tháng 1/2023, nhiều hơn gấp đôi so với mức trong tháng 12.

ChatGPT hoạt động như thế nào?

OpenAI cho biết, mô hình ChatGPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên là ‘Học tăng cường từ phản hồi của con người’ (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF).

Hệ thống này được thiết kế để cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi thông qua giao diện đàm thoại.

Theo OpenAI, ChatGPT có thể “mô phỏng đối thoại, trả lời các câu hỏi theo mạch, thừa nhận sai lầm, phản đối các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

ChatGPT được sử dụng qua trình duyệt web chứ không phải một app trên điện thoại

Nhiều người lên Google Play và App Store để tìm ứng dụng và đã khiến hàng trăm nghìn người tải nhầm gặp tình trạng dở khóc dở cười.

Trên các kho ứng dụng như Google Play và App Store, hàng loạt ứng dụng ăn theo ChatGPT xuất hiện. Tìm với từ khóa "ChatGPT", người dùng nhận về hàng trăm kết quả, như Open Chat GPT AI Bot,AI Chat for GPT, ChatGPT - Chat with AI, Aico... có từ vài trăm nghìn đến hơn một triệu lượt tải. Một số ứng dụng khác cũng đạt từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn lượt tải chỉ sau ít ngày lên kệ.

Người dùng cần hiểu OpenAI chưa cung cấp ChatGPT dưới dạng ứng dụng. Nó hoạt động miễn phí qua trình duyệt. Vì vậy nên cân nhắc trước khi trả tiền cho ứng dụng giới thiệu là ChatGPT Ảnh chụp màn hình.

Người dùng cần hiểu OpenAI chưa cung cấp ChatGPT dưới dạng ứng dụng. Nó hoạt động miễn phí qua trình duyệt. Vì vậy nên cân nhắc trước khi trả tiền cho ứng dụng giới thiệu là ChatGPT

Ảnh chụp màn hình.

ChatGPT là công cụ không cần trả phí

ChatGPT là sản phẩm AI được cung cấp miễn phí và đơn giản qua trang chat.openai.com. Khâu khó nhất với người dùng Việt là đăng ký tài khoản vì dịch vụ này chưa hỗ trợ số điện thoại và IP Việt.

Cách dễ nhất để đánh giá được sức mạnh của một phần mềm là tự mình dùng thử. ChatGPT hoàn toàn miễn phí, người dùng chỉ cần đăng ký một tài khoản, sau đó đặt câu hỏi cho nó.

Người sử dụng thậm chí có thể yêu cầu ChatGPT viết một cái gì đó - bất cứ thứ gì thực sự và theo bất kỳ phong cách nào - từ một bài thơ sử dụng tên của con đến lời bài hát về con chó của họ, khẩu hiệu kinh doanh, bài tiểu luận, tài liệu nghiên cứu và thậm chí cả code phần mềm. Nó gõ các câu trả lời trong vài giây và theo dõi trong cùng một chủ đề nếu bạn không thích câu trả lời đầu tiên.

Siêu Trí tuệ nhân tạo cũng có thể cung cấp thông tin không chính xác

Nếu bạn hỏi ngược lại ChatGPT là “ChatGPT có thể phản biện những thông tin sai lệch hay không?”, thì ChatGPT trả lời là “ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được huấn luyện trên lượng dữ liệu lớn, nhưng nó không có khả năng phản biện chính xác thông tin sai lệch.

ChatGPT sẽ trả lời theo những dữ liệu và thông tin mà nó đã học được, nhưng có thể có trường hợp trả lời sai hoặc không chính xác. Do đó luôn luôn là tốt nhất để kiểm tra và xác nhận thông tin bằng các nguồn tin cậy trước khi sử dụng hoặc áp dụng thông tin đó".

Học máy đang giúp cho Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh hơn, nên khi các dữ liệu được máy tìm kiếm, chọn lọc và gửi thông tin tới ChatGPT, thì độ chính xác sẽ phụ thuộc vào nguồn thông tin có sẵn trong hệ thống máy tính.

Đó cũng chính là lý do mà ChatGPT không hoàn toàn chắc chắn các thông tin trả lời của nó có chính xác hay không? Vì vậy, ngay cả với Sam Altman - nhà sáng lập Chatbot này cũng mong muốn người sử dụng nên cẩn trọng với công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Những nguy hiểm ChatGPT mang lại?

Mặc dù ChatGPT là công cụ tạo nội dung tuyệt vời nhưng nó cũng có thể đem lại nhiều mối lo ngại đáng kể cho con người.

Đầu tiên ChatGPT có thể viết các email lừa đảo mà không mắc lỗi chính tả. Lỗi chính tả và ngữ pháp khó hiểu là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của email lừa đảo. Ví dụ: những kẻ lừa đảo dùng ChatGPT viết email khuyến khích người dùng chia sẻ mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân nhạy cảm như thông tin tài khoản ngân hàng. Nó cũng có thể tự động tạo nhiều email như vậy, tất cả đều được cá nhân hóa để nhắm mục tiêu đến các nhóm hoặc thậm chí cá nhân khác nhau.

Ảnh: Minh họa - Ảnh:internet.

Ảnh: Minh họa - Ảnh:internet.

Tiếp theo là tự động hóa giao tiếp với các nạn nhân lừa đảo. Nếu một tên trộm mạng đang cố gắng sử dụng ransomware để tống tiền nạn nhân, thì một chatbot tinh vi có thể được sử dụng để tăng cường khả năng giao tiếp với nạn nhân và nói chuyện với họ về quá trình trả tiền chuộc.

Ngoài ra nó còn tạo ra phần mềm độc hại. Vì ChatGPT chứng minh rằng các thuật toán NLG/NLP hiện có thể được sử dụng để tạo thành thạo mã máy tính, điều này có thể bị khai thác để cho phép bất kỳ ai tạo phần mềm độc hại tùy chỉnh của riêng họ, được thiết kế để theo dõi hoạt động của người dùng và đánh cắp dữ liệu, nhằm lây nhiễm hệ thống bằng phần mềm tống tiền hoặc tạo bất kỳ phần mềm bất chính nào khác.

Cuối cùng ChatGPT giúp xây dựng khả năng ngôn ngữ cho chính phần mềm độc hại trở nên.dễ dàng hơn. Điều này có khả năng cho phép tạo ra một loại phần mềm độc hại hoàn toàn mới, chẳng hạn như có thể đọc và hiểu toàn bộ nội dung của hệ thống máy tính hoặc tài khoản email của mục tiêu để xác định điều gì có giá trị và điều gì nên bị đánh cắp. Phần mềm độc hại thậm chí có thể “lắng nghe” nỗ lực của nạn nhân để chống lại nó - ví dụ: cuộc trò chuyện với nhân viên đường dây trợ giúp - và điều chỉnh hệ thống phòng thủ của chính nó cho phù hợp./.

Theo Đời sống
back to top