<p style="text-align: justify;">Đó chính là các cô được gọi là cô giáo nhưng lại chưa từng đứng trên bục giảng, ấy vậy mà ngày qua ngày các cô cần mẫn chăm chỉ như con ong dạy cho trẻ cách nói, viết, dạy trẻ từ những việc nhỏ nhặt nhất như vệ sinh tay,... Các cô giáo đó là những bác sĩ, điều dưỡng thuộc Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;">Nếu đến thăm các lớp học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý thì sẽ thấy rõ được sự nhọc nhằn, vất vả của những “giáo viên” ở đây. Các cô sẽ dạy trẻ từ những hành động đơn giản nhất như lau tay, rửa chân. Có khi phải mất cả tuần, thậm chí tính bằng tháng trẻ mới có thể ý thức và tự mình làm được. Những hành động vô cùng đơn giản với những trẻ bình thường như lắng nghe, im lặng thì lại là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ. Dù được các cô hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn và mắt hướng lên phía trước nhưng chỉ sau khoảng 5 phút là các em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn, em thì đập phá đồ chơi… Những lúc như vậy thay bằng những lời la mắng hay quát tháo thì trẻ lại nhận được những cử chỉ nhẹ nhàng, những câu nói động viên từ phía các cô.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/20/img_3373.jpg" /></p> <p style="text-align: justify;"><em>Các " cô giáo" và học sinh của đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi BV </em></p> <p style="text-align: justify;"><br /> Bà Phạm Thị Loan trú tại Khu 9 - Phường Quang Trung - Thành phố Uông Bí là phụ huynh của bé Trần Minh L. 3 tuổi, đang điều trị tại Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi bệnh viện có chia sẻ: “Trước đây, việc ở nhà nom cho cháu không quấy khóc, không nghịch ngợm, đập phá đồ và giúp cháu đi vệ sinh đối với bà là cả một sự vất vả. Sau 8 tháng tham gia lớp học giờ đây cháu đã có thể hiểu và làm theo những điều bà nói, cháu đã biết tự chủ khi muốn đi vệ sinh, đã biết tự rửa tay... Nhìn thấy con, cháu mình tiến bộ hàng ngày có thể là niềm hạnh phúc bình dị với nhiều người nhưng với tôi đó là niềm hạnh phúc vô cùng to lớn”.</p> <p style="text-align: justify;">Vất vả, gian nan là vậy nhưng mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù chỉ là những biểu hiện nhỏ cũng đủ khiến các “cô giáo” vui và hạnh phúc. Hơn nữa, khi được phụ huynh tin tưởng, đồng hành trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều là động lực lớn nhất để các cô ở lớp học cho trẻ tự kỉ, tăng động giảm chú ý tại Đơn vị Tâm bệnh - Khoa Nhi luôn yêu nghề và hết lòng vì các con.</p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>