<div> <div><strong>Cảm cúm</strong></div> </div> <p>Trời trở lạnh, hệ miễn dịch suy giảm là cơ hội thuận lợi để các loại virus gây bệnh hoạt động mạnh, tấn công cơ thể khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng nếu biết chữa trị kịp thời, tuy nhiên nếu chủ quan bệnh tình sẽ nặng hơn, gây nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.</p> <p>Để phòng tránh chúng ta cần giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo đủ ấm, quấn khăn kín cổ. Trẻ nhỏ và người già nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Và đặc biệt nếu không có việc gì cần thiết thì không nên đi ra ngoài lúc sáng sớm cũng như lúc quá khuya.</p> <p><strong>Hạ thân nhiệt</strong></p> <p>Hạ thân nhiệt là chứng bệnh rất dễ gặp vào mùa lạnh, ngay cả khi bạn đi ngoài đường hoặc ở trong nhà. Đối tượng dễ mắc hạ thân nhiệt là trẻ em và người lớn tuổi, tuy nhiên đối với thanh niên trẻ tuổi nếu giữ ấm cơ thể không đúng cách thì vẫn có nguy cơ mắc hạ thân nhiệt khá cao.</p> <p>Biểu hiện đầu tiên của chứng hạ thân nhiệt là cơ thể run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, tái xanh hoặc xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi... và nếu không được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào mất ý thức và vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.</p> <div> <div><img alt="Đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này. Ảnh minh họa: Internet" data-original="http://giadinh.mediacdn.vn/2019/1/15/photo-1-1547540166255431708509.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/15/photo-1-1547540166255431708509.jpg" /></div> <div> <p>Đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này. Ảnh minh họa: Internet</p> </div> </div> <p><strong>Đột quỵ</strong></p> <p>Đột quỵ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết thay đổi, chuyển lạnh cũng bất ngờ làm khởi phát tình trạng này. Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường.</p> <p>Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Khi trời lạnh, người dân thường ít vận động, dẫn tới tăng cân. Đây cũng là yếu tố có thể khiến huyết áp tăng và tăng nguy cơ bị đột quỵ.</p> <p>Người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ với nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng nề.</p> <p><strong>Xương khớp</strong></p> <p>Mùa đông là thời điểm các bệnh xương khớp dễ phát triển. Nguyên nhân là không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức.</p> <p>Căn bệnh gây đau nhức, đặc biệt là ở người cao tuổi, người bị bệnh loãng xương, người thừa cân béo phì. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến khớp bị thoái hóa, nhất là khớp chịu lực nhiều như khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân. Đau nhức xương khớp còn có thể làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, gãy xương.</p> <div> <div><img alt="Vùng cổ và mũi là những bộ phận gắn liền với việc hô hấp. Khi thời tiết giao mùa, chúng ta cần chăm sóc chúng chu đáo hơn, bởi khi thời tiết lạnh và hanh khô, virus gây bệnh cho đường hô hấp sẽ phát triển rất mạnh. Ảnh minh họa: Internet" data-original="https://khds.1cdn.vn/2019/01/15/photo-2-15475401662591821245595.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/15/photo-2-15475401662591821245595.jpg" /></div> <div> <p>Vùng cổ và mũi là những bộ phận gắn liền với việc hô hấp. Khi thời tiết giao mùa, chúng ta cần chăm sóc chúng chu đáo hơn, bởi khi thời tiết lạnh và hanh khô, virus gây bệnh cho đường hô hấp sẽ phát triển rất mạnh. Ảnh minh họa: Internet</p> </div> </div> <p><strong>Bệnh hen suyễn và viêm mũi</strong></p> <p>Vùng cổ và mũi là những bộ phận gắn liền với việc hô hấp. Khi thời tiết giao mùa, chúng ta cần chăm sóc chúng chu đáo hơn, bởi khi thời tiết lạnh và hanh khô, virus gây bệnh cho đường hô hấp sẽ phát triển rất mạnh.</p> <p>Vì vậy, khi ra đường chúng ta nên mang khẩu trang để tránh khói bụi, đồng thời quàng khăn để giữ ấm phần cổ.</p> <p><strong>Dị ứng thời tiết</strong></p> <p>Có một bệnh mà gần như khi thay đổi thời tiết ai cũng sẽ mắc phải đó là chứng dị ứng thời tiết. Khi trời chuyển lạnh bất ngờ, nhiệt độ chệnh lệch giữa ngày và đêm khiến chúng ta bị phát ban, mẩn ngứa, da khô nứt nẻ, việc sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện, khó chịu.</p> <p><strong>Viêm phổi</strong></p> <p>Viêm phổi dường như là căn bệnh kị với mùa lạnh, vì trời lạnh là nguyên nhân khiến cho bệnh viêm phổi dễ phát tác hoặc tái phát ở những ngưòi từng bị bệnh. Đây là căn bệnh nghiêm trọng cần được chưa trị kịp thời nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm.</p> <p>Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, nhất là đối với trẻ em. Tăng cường rèn luyện sức khỏe để tăng sức đề kháng.</p>