<p>Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã quen thuộc với tác dụng của những giọt dầu gió. Đây cũng là vật dụng mà hầu hết gia đình nào cũng có một lọ. Mặc dù cách sử dụng dầu gió rất đa dạng, mỗi người đều có những mẹo dùng riêng, nhưng có những bí quyết có thể bạn vẫn chưa biết hết.</p> <p>Có người dùng dầu gió để chống côn trùng, say tàu xe, đau bụng hay sát khuẩn, chống ngứa, nhưng có một cách sử dụng dầu gió hữu ích sau đây bạn có thể tham khảo xem có phù hợp với bản thân mình hay không.</p> <div> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/18/photo-0-1542501473161767768156.png" /></div> <div> </div> </div> <p><strong>1, Làm giảm chứng mất ngủ</strong></p> <p>Có rất nhiều người bị mất ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi và tâm trí căng thẳng, sau đó sẽ quẩn quanh theo vòng tuần hoàn, mất ngủ - căng thẳng mệt mỏi không dứt.</p> <p>Trong trường hợp này, bạn có thể bôi chút dầu gió vào 2 bên thái dương. Đây là cách giúp bạn cảm giác dễ chịu, mát mẻ hơn, từ đó có thể thả lỏng cơ thể, thả lỏng tâm trí và hỗ trợ đưa bạn vào trạng thái dễ rơi vào giấc ngủ nhanh hơn.</p> <p><strong>2, Giảm tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa</strong></p> <p>Nếu bạn có các triệu chứng này, nó rất phiền toái khó chịu. Hãy thử nhỏ vào giọt dầu gió vào chậu nước tắm. Tắm nước có pha dầu gió sẽ có cảm giác sảng khoái. Sau một vài lần tắm như vậy thì những vết mẩn ngứa sẽ dần dần biến mật.</p> <p>Kể cả những người không có mẩn ngứa, nếu thi thoảng nhỏ dầu gió vào nước tắm cũng có tác dụng phòng ngừa những loại dị ứng nổi mẩn trên da.</p> <p>Tuy nhiên, da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhạy cảm và non nớt nên số lượng dầu gió cần được giảm khi sử dụng, chỉ nên khoảng 1/3 của người lớn.</p> <p><strong>3, Phòng ngừa sốc/đột quỵ do nóng</strong></p> <p>Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, người ở ngoài trời trong thời gian dài có thể dễ bị đột quỵ nhiệt. Nắng nóng quá làm cho người bị ngất lả đi.</p> <p>Do đó, khi ra ngoài vào mùa hè, nhỏ giọt dầu gió xoa nhẹ lên đầu có thể ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt.</p> <div> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/18/photo-1-1542501473163675282622(1).jpg" /></div> <div> </div> </div> <p><strong>4, Làm thuốc đuổi muỗi</strong></p> <p>Rắc một vài giọt dầu gió trong phòng, hoặc sử dụng dải vải rồi thấm một chút dầu gió để treo trong phòng có thể giúp bạn loại bỏ nguy cơ muỗi đốt. Ngoài ra, có hương thơm dầu gió trong phòng sẽ giúp bạn thông mũi, phòng chống các loại côn trùng khác.</p> <p><strong>5, Hỗ trợ điều trị đau bụng</strong></p> <p>Nhỏ một vài giọt dầu gió lên bụng và xoa đều, có thể mang lại tác dụng tốt trong việc làm giảm đau. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với đau bụng lạnh do cảm lạnh, ăn quá nhiều đồ ăn lạnh và những lý do tương tự như vậy.</p> <p><strong>6, Cai thuốc lá</strong></p> <p>Bạn có thể nhỏ một chút dầu gió lên điếu thuốc, khi hút sẽ có cảm giác ngửi mùi bạc hà và mát mẻ. Cách hút này sẽ làm mới tâm trí của bạn và giảm mong muốn hút thuốc. Sau khi hút thuốc có nhỏ dầu gió vào, bạn có thể có cảm giác đắng miệng và không thèm thuốc, điều có hiệu quả trong việc có thể giúp bỏ thuốc lá.</p> <p><strong>7, Thông kinh nguyệt</strong></p> <p>Trong các tài liệu Đông y xưa, việc xoa dầu gió lên bụng cũng mang lại nhiều điều kỳ diệu. Ví dụ như những người bị đau bụng kinh có thể giảm nhẹ rất nhiều do dầu gió có tác dụng làm ấm cơ thể, ấm máu và hoạt huyết thông kinh.</p> <p>Việc xoa dầu gió hàng ngày lên bụng có thể giúp cho bụng của bạn được làm ấm, thông kinh mạch, đồng thời hỗ trợ các cơ quan bên trong hoạt động hiệu quả hơn. Việc mát xa bụng hàng ngày còn có nhiều tác dụng vượt trội khác.</p> <p>Trên đây là 7 trong số nhiều tác dụng khi sử dụng dầu gió. Chúng ta nên tận dụng lọ nước nhỏ này để giúp cho cuộc sống trở nên thuận lợi và khỏe mạnh hơn.</p> <p>Theo <i>Trí thức trẻ</i></p>