Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian tới. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất.
Đồng thời, rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp với thực tiễn thị trường, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống. Điều này sẽ hỗ trợ các đối tượng vay vốn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước đó năm 2020, mức lãi suất điều hành đã giảm mạnh 1,5-2%. Sau đó, NHNN cũng đã tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021. Như vậy, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021.
Đối với kế hoạch năm 2022-2023, NHNN sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm tới, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Ngoài ra, tại chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.
Về vấn đề cơ cấu thời hạn trả nợ, để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thì ngay từ đầu năm 2020. Cụ thể là Thông tư 01/2020/TT-NHNN tạo khung khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ.
Thời gian thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí của các TCTD, chi nhánh NHNN được kéo dài đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021).