Nhiều nơi Hà Nội ngập sâu trong nước, xe ô tô cũng không dám “lội” qua

Trong ngày đầu tuần, Hà Nội chìm trong những cơn mưa như trút do ảnh hưởng của cơn bão số 7. Nhiều nơi nước ngập sâu, xe ô tô cũng không dám đi qua.
Vì nước khá đục, không nhìn rõ độ ngập sâu bao nhiêu nên phải có người "hoa tiêu" dẫn đường cho người dân qua khu vực này. 

Mưa như trút nước, nhấn nhiều đường ngập sâu trong nước

Những cơn mưa như trút kéo dài nhiều ngày do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 7 đã khiến một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội ngập trong nước.

Tại đoạn đường nằm trong Khu đô thị Vinhomes Smart City Nam Từ Liêm nối ra đại lộ Thăng Long, nước ngập sâu, ngầu đục. Nhân viên vệ sinh bì bõm lội trong nước vớt rác, tránh đọng gây tắc cống để thoát bớt nước.

ngap-sau-4.jpg
Nhân viên vệ sinh vớt rác, tránh tắc cống để nước thoát nhanh hơn.

Tới gần 12h trưa, nước vẫn chưa rút. Nhiều xe máy, cả xe ô tô ngần ngại dừng lại trước đoạn ngập, không dám đi qua, sợ chết máy.

Hai nhân viên của Khu đô thị đứng ra làm “hoa tiêu”, ra tín hiệu, thậm chí phải lại tận nơi “động viên” xe mới dám qua. Vì nước khá đục, không nhìn rõ độ ngập sâu bao nhiêu.

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, anh Cấn Văn Cường cho biết, anh đứng đây từ sáng dưới mưa “phân luồng” cho xe đi.

“Nếu không có tín hiệu của chúng tôi là có thể đi được thì nhiều xe không dám di chuyển”, anh Cường nói.

ngap-sau-2.jpg
Xe ô tô dừng lại trước đoạn ngập, hai anh ra tín hiệu cho xe cứ đi tiếp.

Mỗi khi có xe ô tô đi qua, anh Cường cùng đồng nghiệp lại ra hiệu cho xe máy bám theo. Có đường rẽ nước của xe ô tô, xe máy sẽ di chuyển dễ dàng hơn.

Tại nhiều tuyến phố của Hà Nội, tình trạng ngập sâu cũng khiến các phương tiện giao thông khó di chuyển, có đoạn phải quay đầu. Như nhiều đoạn tại đường Tố Hữu, Lương Thế Vinh...

Một số hầm chui dân sinh qua đại lộ Thăng Long cũng ngập sâu trong biển nước. Nhân viên Công ty Cấp thoát nước Hà Nội đã phải cắm biển, dùng máy bơm để rút bớt nước.

ngap-sau-3.jpg
Cả một đoạn ngõ chìm trong nước.

Trong một số ngõ, nước cũng dâng cao, nhiều người dân bì bõm lội trong nước đi chợ.

Ngõ 68 đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, nước ngập lênh láng, xe ô tô, xe máy di chuyển chậm chạp. Có xe chết máy phải di chuyển bằng chân.

Ngõ 68 đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, nước ngập lênh láng, xe ô tô, xe máy di chuyển chậm chạp. Có xe chết máy phải di chuyển bằng chân.

Mưa lớn cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động buôn bán của người dân. Chợ búa thưa người mua. Người bán cũng ít hơn.

ngap-sau.jpg
Bà Chất dậy từ 4h sáng đi bẻ ngô bán phiên chợ sáng mà đến gần 12h trưa hàng vẫn còn nhiều.

Bà Nguyễn Chất (ngồi tại chợ Sáng, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, dù mưa to, bà cũng vẫn dậy từ 4h sáng đi bẻ ngô, rồi vượt quãng đường 10km đến chợ để kịp phiên buổi sáng. Đến gần 12h trưa, ngô của bà vẫn còn nhiều, có khả năng phải đem về.

Đường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội nhiều đoạn ngập.

Từ đêm nay, gió mạnh tăng lên

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (DBKTTVQG), bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Trong đêm nay (11/10), cơn bão có tên quốc tế Kompasu đang hoạt động ở khu vực biển phía đông Philippines có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm DBKTTVQG, cho biết, đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, sức gió mạnh nhất trên biển có thể tới cấp 10-11, giật cấp 13.

Bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, gây gió mạnh, mưa lớn tại các tỉnh Bắc bộ, Bắc và Trung Trung bộ trong khoảng ngày 13 đến 15/10.

Điều đáng nói, đây cũng là khu vực từng xảy ra mưa lớn liên tiếp trong các cơn bão số 6, số 7 vừa qua, nhiều nguy cơ.

Ngoài bão Kompasu, dự kiến ngày 16 và 17/10 sẽ xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới hoặc bão khác trên Biển Đông. Đây được coi là tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp, nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp ở một số địa phương,

Theo Đời sống
back to top