Nguồn ảnh: Phys.
Ngoài ra, cùng một nghiên cứu cho thấy ngôi sao MACS1149-JD1 là nguồn oxy lâu đời nhất và thiên hà xa nhất với một phép đo khoảng cách chính xác, đồng tác giả nghiên cứu Nicolas Laporte, một nhà nghiên cứu tại Đại học London (UCL – Anh) nói với Space.com.
Bây giờ, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhóm tại UCL và Đại học Osaka Sangyo tại Nhật Bản đã thực hiện một phép đo chính xác về dịch chuyển của thiên hà khi bước sóng của ánh sáng được kéo dài dạng quang phổ đỏ.
Dạng đo này có thể cho chúng ta biết ánh sáng phát ra từ vật thể ở cách xa bao nhiêu, tốc độ vũ trụ giãn nở thiên hà ra sao khi ánh sáng được phát ra…
Trong đó việc xác định oxy, tuổi của các ngôi sao trong thiên hà này được thể hiện rõ ràng. Oxy được tạo ra trong các ngôi sao thế hệ cũ đã chết và sau đó phát ra các đám mây khí trong thiên hà.
Sử dụng Đài Quan sát ALMA ở Chile, nhóm nghiên cứu đã đo các thuộc tính của một đường phát xạ oxy hóa ion kép trong quang phổ MACS1149-JD1, cho thấy sự dịch chuyển của thiên hà là khoảng 9,11.
Các phép đo quang phổ đỏ trong thiên hà này cho thấy nó khoảng 550 triệu năm tuổi, theo một tuyên bố của UCL về công trình mới.
Bằng cách nghiên cứu dữ liệu hồng ngoại từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA/ESA và Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA, nhóm nghiên cứu đã quan sát độ sáng của thiên hà.
Quan sát này cho thấy có sự hình thành sao đáng kể trong thiên hà này chỉ 250 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, theo tuyên bố mới cho hay.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)