Làm suy giảm protein
Ấu trùng giun đũa có nhiều trong đất, cát, bụi, sàn nhà, sàn lớp học, xung quanh nhà vệ sinh, trong sách vở, móng tay…Trứng giun đũa có ấu trùng lẫn trong thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn, hay do ruồi, nhặng mang đi gieo rắc vào thức ăn, nước uống, trẻ em và người lớn ăn phải sẽ mắc bệnh giun đũa.
Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm suy giảm protein. Theo sự tính toán của một số nghiên cứu, người bị nhiễm giun đũa có thể bị mất khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ 35 – 50g protein. Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm giảm sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em bị quáng gà hồi phục rất nhanh các triệu chứng ở mắt sau khi được tẩy giun.
Ấu trùng di chuyển có thể gây ra triệu chứng do chính sự có mặt của nó và do phản ứng miễn dịch mà nó kích thích cơ thể.
Khi ấu trùng di chuyển tử ruột lên phổi có thể gây ra hội chứng Loeffler gồm các triệu chứng: Sốt ho, khạc đàm, suyễn tăng bạch cầu toan tính và thâm nhiễm ở phổi khi chụp hình X-quang.
Tại nơi cư trú bình thường (ruột non), giun trưởng thành ít gây tai hại cho ký chủ của nó. Nhiễm nặng có thể gây ra viêm ruột, xoắn ruột tắc ruột hoặc lòng ruột. Khi giun đi lang thang có thể lạc đến những nơi cư trú bất thường và gây ra triệu chứng cấp tính: Tắc ruột, thủng ruột ở những vùng hồi manh tràng, viêm ruột thừa cấp do giun, làm nghẽn ruột viêm túi thừa, chấn thương dạ dày hoặc ruột, làm nghẽn bóng Varer làm hoại tử, tắc ống dẫn mật dẫn đến vàng da. Giun xâm nhập vào mô gan gây áp xe gan, vào cơ quan sinh dục làm thủng thực quản.
Áp xe gan
Bệnh áp xe gan do giun đũa gặp nhiều ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở những nơi dùng phân tươi bón rau màu, người ăn mắc phải, phân tươi thải ra bữa bãi hay do ăn thức ăn sống như gỏi cá, nem chua, nem chạo. Phương thức lây truyền áp xe gan là ấu trùng giun đũa trở thành giun đũa ký sinh ở ruột non với lượng quá nhiều, không đủ thức ăn, chúng tìm thức ăn, quậy phá, chui lên ống mật, lên gan.
Tại gan, chúng gây tổn thương tế bào nhu mô gan, xuất hiện ổ mủ. Biểu hiện, đau bụng đột ngột, dữ dội hoặc đau từng cơn, vã mồ hôi, mặt tái xanh, tái nhợt, quằn quại. Thường trẻ nằm co quắp, hai chân đưa lên tường cho đỡ đau, sau đó rét run, nhiệt độ 39- 40 độ. Triệu chứng đau giảm, người mệt mỏi, gày yếu, ăn kém, sụt cân, xanh tái. Gan to, mềm, ấn vào thấy đau những rẻ liên sườn và điểm xương ức, da không vàng. Siêu âm cho thấy kích thước, vị trí ổ áp xe.
Biến chứng là ổ áp xe gan vỡ mủ, tràn vào màng phổi, màng tim, màng bụng gây viêm phúc mạc. Vỡ mủ vào màng tim trẻ thường chết đột ngột. Tràn dịch vào màng phổi gây xẹp phổi, khó thở, ho nhiều. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm, đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời để tránh các biến chứng gây áp xe vỡ mủ tràn vào màng phổi, màng tim, phúc mạc…
Phòng tránh giun đũa không bón phân tươi cho rau. Xử lý chất thải hợp vệ sinh, không thải bừa bãi ra đồng ruộng, sông suối…Không ăn rau sống và thức ăn tươi sống. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên ít nhất 1 lần/năm.
GS.TS Nguyễn Văn Đề (Đại học Y Hà Nội)