Ho kéo dài hay ho mãn tính là tình trạng ho dải dẳng quá 4 tuần. Đây là một phản ứng sinh học bình thường để ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách làm sạch chất bài tiết hoặc chất lạ ra khỏi phổi. Có khoảng 5 – 10% trẻ từ 6 – 10 tuổi gặp tình trạng này. Ho kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ như ngủ không ngon, hay thức giấc về đêm, căng thẳng, buồn rầu, lo lắng và sa sút trong học tập….
Dấu hiệu và triệu trứng của ho kéo dài
Ho. Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Đau họng. Khàn tiếng.Thở khò khè, khó thở.
Phần lớn nguyên nhân các trường hợp ho kéo dài là do hen, chảy nước mũi sau hoặc trào ngược hoặc kết hợp của cả ba yếu tố trên.
Hen: ho là triệu chứng phổ biến của bệnh hen, đặc biệt là sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc tiếp xúc với các tác nhân hoặc chất kích thích.
Chảy nước mũi sau: chất nhầy từ xoang hoặc mũi chảy xuống phía sau cổ họng để tạo ra phản xạ ho.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Tình trạng này khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Sự kích thích dẫn đến ho kéo dài và có thể trở nên nặng hơn.
Các nguyên nhân khác:
Nhiễm trùng: đôi khi ho có thể kéo dài sau các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh hoặc cúm.
Viêm phế quản mãn tính: viêm mãn tính ở ống phế quản có thể kèm theo ho, thở khò khè hoặc khó thở.
Viêm tiểu phế quản: thường do nhiễm vi rút gây ra như vi rút hợp bào hô hấp (RSV) viêm phổi nhiễm trùng phổi
Nguyên nhân ít phổ biến hơn:
Dị vật đường thở. Viêm phế quản mãn tính do bệnh truyền nhiễm (ho gà). Bệnh xơ nang phổi. Luồng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh giãn phế quản. Tic âm thanh lành tính. Ho theo thói quen phát triển sau một đợt ho cấp tính. Chất kích thích đường thở như khói thuốc lá...
TS.BS Lê Ngọc Duy thăm khám cho bệnh nhi |
Chẩn đoán ho kéo dài ở trẻ
Khi điều trị các nguyên nhân phổ biến nhất của ho kéo dài không cải thiện được các triệu chứng, cần thực hiện thêm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đánh giá các vấn đề: thời gian ho; cường độ ho; đặc điểm và âm thanh của ho, các sự kiện dẫn đến ho; những thứ làm trầm trọng thêm hoặc cải thiện ho; tình trạng sức khỏe trước khi ho; các yếu tố môi trường ảnh hưởng; chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Xét nghiệm: Mục tiêu của xét nghiệm là xác định nguyên nhân cơ bản gây ho kéo dài.
Chụp X-quang và CT: chẩn đoán bệnh phổi hoặc nhiễm trùng xoang.
Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn kèm theo.
Xét nghiệm đờm: để kiểm tra vi khuẩn trong chất nhầy được ho ra.
Xét nghiệm chức năng phổi (PFT): được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen và đánh giá chức năng phổi.
Nội soi phế quản: để quan sát bên trong đường thở bằng cách đưa một ống nội soi sợi quang có chứa một camera nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị.
Điều trị: xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân là quan trọng nhất
Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong ho kéo dài như: Thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng; Thuốc co mạch để điều trị chảy nước mũi sau; Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng; Thuốc chẹn axit để điều trị trào ngược; Thuốc điều trị hen
Phải đưa con đi khám nếu:
➡ Trẻ dưới ba tháng tuổi hoặc sinh non
➡ Trẻ có biểu hiện khó thở hoặc không thể thở được trong những cơn ho
➡ Ho nhiều đến mức nôn mửa nhiều lần
➡ Khi ho kéo dài hơn hai tuần
TS.BS Lê Ngọc Duy (Trưởng khoa cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương)