Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, ảnh hưởng của nắng nóng với bệnh tiểu đường và cách tránh các biến chứng của nó.
Nguyễn Thị Hà (Hải Phòng)
ThS.BS Nguyễn Huy Cường, nguyên Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết T.Ư: Nhiệt độ cao khiến cho đường máu có thể bị hạ, bạn cần phải thử đường máu thường xuyên hơn.
Bỏng nắng có thể làm đường máu tăng vì vậy nên dùng kem chống nắng, kính mát, mũ nón, áo chống năng khi đi ra ngoài trời.
Nhiệt độ da cao làm insulin hấp thu nhanh hơn. Trong khi mất nước làm cho hấp thu insulin chậm hơn. Càng giữ thân nhiệt và tình trạng nước trong cơ thể gần mức bình thường càng hạn chế được tác động trái chiều của thời tiết lên đường máu.
Mất nước do chảy nhiều mồ hôi có thể làm đường máu tăng cao và say nắng. Người có bệnh tiểu đường dễ phải vào viện và tử vong vì mất nước, say nắng hơn người bình thường.
Nhiệt độ cao có thể làm hỏng insulin, thuốc uống và test đo đường máu, nên giữ những thứ này ở nhiệt độ thấp nhất có thể. Dùng túi giữ nhiệt, đá khô nhưng không được quá lạnh.
Sẽ rất mệt mỏi nếu tập thể thao, thể dục khi nắng nóng. Khi thời tiết nắng nóng chỉ nên tập thật sớm hoặc muộn, khi nhiệt độ dịu hơn. Tập trong nhà có điều hòa nhiệt độ là thích hợp nhất với thời tiết nắng nóng cực đoan.
7. Giầy dép mùa hè như sandal, dép tông có thể không bảo vệ được chân. Tốt nhất vẫn nên đi giầy. Tuyệt đối không đi chân trần ở những nơi nắng nóng như bãi biển, sân bê tông… Kiểm tra chân hằng ngày cẩn thận.