Nếu bạn vừa được chẩn đoán là bị tiểu đường typ 2, hoặc nếu bạn đã bị tiểu đường typ 2 trong một thời gian dài, bạn có thể sẽ rất băn khoăn về việc ăn như thế nào để kiểm soát được lượng đường máu.
Mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau và rất nhiều ý kiến trong số đó sẽ mâu thuẫn với nhau.
Vậy, bạn phải tin ai? Và điều gì thực sự sẽ giúp bạn giữ được mức đường huyết ở giới hạn cho phép? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng khám phá 4 hiểu lầm hay gặp về dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường dưới đây:
#1: Nếu bị tiểu đường, bạn phải tránh ăn tất cả các loại đường
Bệnh tiểu đường không nhất thiết phải kiêng tất cả các loại đường.
Nếu bạn vừa được chẩn đoán là bị tiểu đường typ 2, hoặc nếu bạn đã bị tiểu đường typ 2 trong một thời gian dài, bạn có thể sẽ rất băn khoăn về việc ăn như thế nào để kiểm soát được lượng đường máu.
Mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau và rất nhiều ý kiến trong số đó sẽ mâu thuẫn với nhau.
Vậy, bạn phải tin ai? Và điều gì thực sự sẽ giúp bạn giữ được mức đường huyết ở giới hạn cho phép? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng khám phá 4 hiểu lầm hay gặp về dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường dưới đây:
Sự thật: Nhiều đường không tốt cho chế độ ăn của bất kỳ ai cả, cho dù có bị tiểu đường hay không. Nhưng bạn bị tiểu đường không có nghĩa là bạn phải tránh ăn tất cả các loại đường và đồ ngọt. Nhóm bột đường (carbohydrate) bao gồm nhóm đường tinh chế (glucose) và đường hỗn hợp, đều được chuyển hóa thành glucose trong quá trình tiêu hóa. Lượng glucose này sẽ được dùng như một nguồn năng lượng cho các tế bào. Và vì tất cả các dạng carbohydrate sẽ được chuyển hóa thành glucose, do vậy, chúng sẽ làm tăng lượng đường huyết của bạn. Đường tinh chế từ bánh kẹo, đường kính làm tăng đường máu nhanh hơn đường hỗn hợp, nên được xếp là không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Mặc dù bạn nên thận trong không ăn quá nhiều carbohydrate một lúc, nhưng thỉnh thoảng, bạn có thể ăn một chút đồ ngọt, thậm chí là cần thiết (ăn một vài chiếc bánh quy) khi có dấu hiệu hạ đường huyết. Các loại carbohydrate hỗn hợp, như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh, sữa ít béo là những lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi người vì giàu dinh dưỡng và chất xơ. Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát được khẩu phần của mình, không làm lượng đường huyết tăng vọt.
#2: Tất cả các loại thức ăn có màu trắng đều không có lợi cho người bệnh tiểu đường
Sự thật: Khi nghĩ về thức ăn có màu trắng, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Bột mỳ, đường trắng và bánh mỳ trắng ư? Thế còn khoai tây trắng, bông cải trắng và hành tây thì sao? Liệu có phải tất cả các loại thức ăn có màu trắng đều không tốt cho người tiểu đường không? Hoàn toàn không phải như vậy.
Đúng vậy, một số loại ngũ cốc như gạo, mỳ xay sát kỹ quá, có màu trắng là không tốt cho người bệnh đái tháo đường, do chúng được chuyển hóa rất nhanh thành glucose và làm tăng nhanh đường huyết của bạn. Những loại rau quả, có màu trắng như bông cải trắng và hành tây lại là lựa chọn rất tốt giúp bạn kiểm soát đường huyết vì có chứa rất nhiều chất xơ, ít calo và ít carbohydrate.
Khoai lang sẽ tiêu hóa chậm hơn và làm tăng lượng glucose ít hơn, so với những loại khoai cùng họ nhưng có màu nhạt hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải kiêng ăn khoai tây trắng hoàn toàn. Ăn với một lượng vừa đủ và ăn trong một bữa ăn cân đối dinh dưỡng, cùng với rau xanh, thịt nạc và chất béo tốt, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức khoai thây trắng mà vẫn giữ được lượng đường huyết ở mức ổn định.
#3: Cách duy nhất để làm giảm lượng glucose và giảm cân là tuân thủ chế độ ăn low carb hoặc no carb (chế độ ăn ít hoặc không có đường/carbohydrate)
Sự thật: Nếu bạn là người mới mắc tiểu đường, bạn sẽ thấy rằng, tất cả mọi người xung quanh đều khuyên bạn kiêng ăn tất cả những loại thức ăn có chứa carbohydrate. Nhưng vì carbohydrate có trong hầu hết các loại thực phẩm, từ trái cây cho đến bánh mỳ, sữa và thậm chí cả rau xanh, nên có thể bạn sẽ có cảm giác như bạn chẳng thể ăn được bất cứ thứ gì cả.
Nhưng, tin tốt là, thật ra bạn vẫn có thể ăn một số hoa quả ngọt, tuy nhiên không nên ăn nhiều. Kiểm soát bệnh tiểu đường nghĩa là giữ lượng đường huyết trong giới hạn cho phép. Lượng glucose quá cao có thể làm tổn thương cơ thể bạn, nhưng nếu lượng glucose quá thấp thì cũng rất nguy hiểm. Ăn carbohydrate như một phần của bữa ăn dinh dưỡng và cân đối có thể giúp giữ đường huyết của bạn ở mức ổn định.
Thay vì tránh ăn carbohydrate, bạn hãy tập trung vào việc chọn loại carbohydrate tốt cho sức khỏe. Các bữa ăn có chứa carbohydrate nên được ăn cách xa nhau, và ăn cùng với thịt nạc, và chất béo tốt cho sức khỏe. Một chế độ ăn cân đối không chỉ giúp bạn đạt được mức đường huyết ở giới hạn cho phép mà còn có thể cải thiện sức khỏe nói chung của bạn.
#4: Các loại thức ăn không có đường sẽ không ảnh hưởng gì đến lượng đường huyết
Sự thật: Không có đường không có nghĩa là không có carbohydrate. Rất nhiều nhà sản xuất gắn mác sản phẩm của mình là “không đường”, nhưng thực ra, họ đã thay thế đường thông thường bằng đường có năng lượng thấp (sugar alcohols) vì loại đường này có ít calo và ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn so với đường thông thường. Nhưng đường có năng lượng thấp vẫn sẽ làm tăng đường huyết của bạn nếu bạn tiêu thụ với một lượng lớn.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm không chứa đường, nhưng lại rất giàu carbohydrate từ các nguồn khác, như bột mỳ hay các loại hạt ngũ cốc. Do vậy, việc đọc kỹ nhãn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tổng lượng carbohydrate của sản phẩm, chứ không nên chỉ chú ý vào lượng đường. Nếu bạn chỉ chú ý đến những loại thực phẩm “không đường”, thì rất có thể, bạn vẫn sẽ làm lượng đường huyết của mình tăng cao mà không rõ nguyên nhân.
Bạn thấy đấy, có rất nhiều hiểu lầm về chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường. Nhưng kiểm soát lượng đường huyết không phức tạp đến vậy. Một chế độ ăn cân đối, giàu dinh dưỡng từ thực phẩm tươi ngon và hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn và đường thông thường, là chế độ ăn mà tất cả chúng ta nên tuân thủ, cho dù có bị tiểu đường hay không, và chế độ ăn này cũng có thể giúp giữ lượng đường huyết của bạn ở ngưỡng cho phép.
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn (Viện Y học ứng dụng)