Người đàn ông kể vanh vách chuyện 'tiền kiếp', ai nghe cũng sửng sốt

Từ khi ba tuổi, cậu bé Đường Giang Sơn đã bắt đầu nói về ký ức kiếp trước của mình, khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, choáng váng.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot
Năm 1982, tại làng Hoàng Ngọc thuộc thành phố Đam Châu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, xuất hiện câu chuyện lạ lùng. Một gia đình ba người lạ mặt đến làng, trong đó có một cậu bé khóc lóc, ôm lấy Trần Tán Anh mà gọi "bố ơi". (Ảnh: Sohu, Chinatimes, KKnews, 163)
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-2
Người dân trong làng nhanh chóng kéo tới xem chuyện gì xảy ra. Cậu bé chỉ vào bài vị trên bàn và nói rằng mình chính là Trần Minh Đạo, người đã qua đời từ nhiều năm trước, khiến mọi người không khỏi ngỡ ngàng. Trần Minh Đạo đã mất nhiều năm rồi, làm sao có thể là một đứa trẻ nhỏ như vậy được? Nếu nói cậu bé là con của Trần Minh Đạo cũng không đúng, huống chi đứa bé này đã có cha mẹ, mọi người vội vàng hỏi về đầu đuôi câu chuyện.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-3
Cha mẹ của cậu bé nhanh chóng giải thích với dân làng rằng từ khi ba tuổi, cậu bé Đường Giang Sơn nhà họ đã bắt đầu nói về ký ức kiếp trước của mình, nói rằng cậu đã đầu thai. Ban đầu, cha mẹ chỉ nghĩ là có ai đó trong làng trêu đùa cậu bé, khiến cậu tin là thật. Trong ảnh là Đường Giang Sơn khi đã trưởng thành.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-4
Nhưng cậu bé vẫn luôn khóc và nói rằng vợ chồng nhà họ Đường không phải là cha mẹ ruột của mình, cha ruột của cậu sống ở làng Hoàng Ngọc, thành phố Đam Châu và tên là Trần Tán Anh, cậu bé cũng không phải tên là Đường Giang Sơn mà tên thật là Trần Minh Đạo.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-5
Cha mẹ cậu bé dĩ nhiên không tin, nhất là mẹ của cậu. Bà đã mang nặng đẻ đau suốt mười tháng, nuôi dưỡng con đến ba tuổi, làm sao có thể là con của người khác được? Nhưng làng Hoàng Ngọc ở cách 160 km, làm sao một đứa trẻ ba tuổi có thể biết đến nơi này, lại còn nói lưu loát tiếng địa phương của Đam Châu? Vợ chồng họ Đường ban đầu nghĩ rằng có người đã dạy cậu bé, vì trong làng có một người phụ nữ từ thành phố Đam Châu đến, họ cho rằng có lẽ cậu bé đã học được tiếng Đam Châu khi chơi với người phụ nữ này.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-6
Tuy nhiên, làm sao một đứa trẻ ba tuổi lại có ý tưởng về kiếp trước và kiếp này, còn nói rõ ràng tên của mình và tên cha trong kiếp trước? Điều này khiến vợ chồng họ Đường bắt đầu nghi ngờ. Khi Đường Giang Sơn càng lớn, ký ức về thân thế kiếp trước của cậu càng rõ ràng, thậm chí cậu còn nhớ cả nguyên nhân mình chết ở kiếp trước. Trong ảnh là Đường Giang Sơn đang chỉ chỗ bị mình đâm kiếp trước.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-7
Theo lời kể của Đường Giang Sơn, vợ chồng họ Đường biết được rằng trong "kiếp trước", con trai qua đời do bị đánh chết bằng dao và giáo vào năm 1967 vì xảy ra xung đột với người làng khác. Đường Giang Sơn còn chỉ vào bụng mình và nói rằng kiếp trước cậu bị thương ở đây và để lại một vết sẹo. Điều này khiến cha mẹ của cậu bé hoang mang. Cùng với sự van nài của cậu, họ quyết định đưa cậu đến làng Hoàng Ngọc ở Đam Châu để tìm hiểu sự thật, xem liệu con mình có thực sự nói dối hay có chuyện kỳ lạ xảy ra.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-8
Làng của gia đình họ Đường cách làng Hoàng Ngọc, thành phố Đam Châu, 160 km. Khi đó, Đường Giang Sơn mới 6 tuổi, lớn lên ở nông thôn và gần như chưa bao giờ rời khỏi làng nhưng ngay khi đến vùng đất Đam Châu, cậu đã bắt đầu chỉ đường. Làng Hoàng Ngọc là một ngôi làng nhỏ bé và hẻo lánh, vợ chồng họ Đường không thể tưởng tượng được rằng con mình có thể biết rõ đường đến đây. Nhưng đến khi cả ba người đứng trước cổng làng Hoàng Ngọc, hai vợ chồng mới bàng hoàng.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-9
Sau đó, Đường Giang Sơn dẫn đường đến tận nhà của Trần Tán Anh. Khi thấy con mình ôm lấy Trần Tán Anh và khóc gọi "bố ơi", cùng với tiếng ồn ào của đám đông dân làng xung quanh, hai vợ chồng Đường mới cảm thấy mọi chuyện có vẻ thực sự. Khi tìm hiểu từ dân làng Hoàng Ngọc và xem lại tài liệu của huyện Đam Châu vào năm 1967, vợ chồng họ Đường xác nhận rằng có một vụ xung đột giữa các làng vào ngày 7/9/1967 và Trần Minh Đạo là một trong 6 người đã bị đánh chết.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-10
Sự ra đi đột ngột của Trần Minh Đạo để lại nỗi đau không thể xóa nhòa trong lòng cha ông là Trần Tán Anh. Theo lời kể của các con của Trần Tán Anh, sau khi Trần Minh Đạo qua đời, ông Trần luôn sống trong nỗi buồn. Khi nghe Đường Giang Sơn tự xưng là Trần Minh Đạo, các anh chị em của Trần Minh Đạo ban đầu rất sốc và tức giận, cho rằng chuyện này thật hoang đường. Nhưng sau khi nghe lời giải thích từ vợ chồng họ Đường, họ cảm thấy sự việc thật kỳ lạ.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-11
Sau khi nhận thân, cuộc sống vẫn tiếp tục. Kiếp trước đã trôi qua, Đường Giang Sơn nhận ra rằng mối quan hệ của mình với những người thân ở kiếp trước không thể quay trở lại như cũ. Do việc học hành và cuộc sống ở kiếp này, Đường Giang Sơn quyết định trở về gia đình hiện tại của mình, gia đình họ Trần cũng không níu giữ.
Nguoi dan ong ke ve 'tien kiep' khien ai cung sung sot-Hinh-12
Năm 1998, khi Trần Tán Anh qua đời, Đường Giang Sơn đã đội khăn tang và lo liệu tang lễ cho ông. Một số dân làng cuối cùng cũng tin rằng Đường Giang Sơn thực sự là sự "tái sinh" của Trần Minh Đạo nhưng cũng có người hoài nghi. Đến nay, câu chuyện về "tiền kiếp" của Đường Giang Sơn vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp chính xác.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Giật mình trước khả năng kỳ quái của các dị nhân trên thế giới

Theo Đời sống
back to top