Vì lo sợ dịch bệnh Covid-19 nên bà Nguyễn Thị H. (70 tuổi, Hà Nội) ngày nào cung bổ sung vitamin C. Vừa rồi, bà phải vào viện khám do bị đau quặn vùng hạ sườn phải. Bác sĩ cho biết, do sỏi thận to nhanh và có viên sỏi rơi vào đường tiết niệu gây tắc nghẽn đường tiểu. Bác sĩ khuyên bà khi cơ thể có sỏi, đặc biệt là sỏi thận, sỏi đường tiết niệu thì không tự ý bổ sung vitamin C.
Lời bàn: Cử nhân Dinh dưỡng Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, người bị sỏi thận không nên bổ sung vitamin C liều cao. Vitamin C dư thừa được bài tiết ra khỏi cơ thể dưới dạng oxalat, một chất thải của cơ thể. Oxalate thường thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalat có thể liên kết với các khoáng chất và tạo thành các tinh thể có thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalat trong nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Trong một nghiên cứu, người lớn uống bổ sung 1.000mg vitamin C hai lần mỗi ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%. Dưa thừa vitamin C không chỉ liên quan đến lượng oxalat niệu nhiều hơn mà còn liên quan đến sự phát triển của sỏi thận, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ lượng lớn hơn 2.000mg.