Ngập lụt lịch sử ở đảo ngọc Phú Quốc

Lượng mưa kỷ lục, nước biển dâng, trong khi hệ thống thoát nước đã lỗi thời, tình trạng tự ý xây dựng lấn chiếm sông suối… là những nguyên nhân khiến đảo Ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) ngập lụt nặng những ngày qua.

<div> <div> <div><span>Quảng c&aacute;o</span></div> <div> <p><span>Theo ghi nhận của PV </span><i style="font-size: 14px;">Tiền Phong</i><span> ng&agrave;y 10/8, thời tiết tại Ph&uacute; Quốc&nbsp;kh&ocirc;ng c&ograve;n mưa, tuy nhi&ecirc;n một số nơi vẫn c&ograve;n t&igrave;nh trạng ngập &uacute;ng, nước cao nửa người. Một số người d&acirc;n vẫn đang di tản đến nh&agrave; người th&acirc;n, trường học. Trong căn ph&ograve;ng trọ tại khu phố 10 (thị trấn Dương Đ&ocirc;ng), nơi bị thất thủ ho&agrave;n to&agrave;n mấy ng&agrave;y qua, &ocirc;ng Nguyễn Th&agrave;nh Dự (qu&ecirc; Hậu Giang) rầu rĩ: &ldquo;T&ocirc;i ra đ&acirc;y một m&igrave;nh xin l&agrave;m thợ hồ v&agrave; thu&ecirc; ph&ograve;ng trọ n&agrave;y ở tạm, hơn 2 tuần nay trời mưa li&ecirc;n tục, c&ocirc;ng việc dang dở kh&ocirc;ng c&oacute; thu nhập, được ch&iacute;nh quyền địa phương cấp ph&aacute;t cơm, sống qua ng&agrave;y&rdquo;.</span></p> <p>Theo UBND huyện Ph&uacute; Quốc, trước đ&oacute; địa b&agrave;n huyện xảy ra t&igrave;nh trạng ngập cục bộ, nước chưa r&uacute;t hết nhưng mưa vẫn diễn ra li&ecirc;n tục. Đến khoảng 16 giờ ng&agrave;y 8/8, nước bắt đầu d&acirc;ng trở lại. Hậu quả l&agrave; 63km đường tr&ecirc;n to&agrave;n huyện đảo bị ngập, với độ s&acirc;u ngập trung b&igrave;nh khoảng 0,7m (nơi ngập s&acirc;u nhất l&ecirc;n đến 2m), 23 căn nh&agrave; bị tốc m&aacute;i, sập, sụp nứt v&agrave; 8.424 căn bị ngập trong nước.&nbsp;<span>Tổng thiệt hại do vụ ngập vừa qua ước t&iacute;nh hơn 107 tỷ đồng.</span></p> <p><span>Địa phương đ&atilde; cử 1.567 người, 752 phương tiện, sơ t&aacute;n được gần 2.000 người d&acirc;n đến nơi tr&aacute;nh tr&uacute; an to&agrave;n. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đ&atilde; nấu tr&ecirc;n 3.200 suất cơm miễn ph&iacute; cho người d&acirc;n, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện, UBND c&aacute;c x&atilde;, thị trấn nhận viện trợ từ c&aacute;c mạnh thường qu&acirc;n 38,95 tấn gạo, 3.877 th&ugrave;ng m&igrave; v&agrave; 224 triệu đồng tiền mặt c&ugrave;ng c&aacute;c nhu yếu phẩm kh&aacute;c.</span></p> <div> <div><img alt="Ngập lụt lịch sử ở đảo ngọc Phú Quốc - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/11/anh_qtbq.jpg" /><span>&nbsp;Ảnh: Nhật Huy</span></div> </div> <p>Theo B&iacute; thư, Chủ tịch UBND huyện Ph&uacute; Quốc, c&oacute; nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n g&acirc;y ra ngập cục bộ tr&ecirc;n địa b&agrave;n. Trong đ&oacute;, do t&igrave;nh h&igrave;nh biến đổi kh&iacute; hậu, trong 8 ng&agrave;y (2/8 &ndash; 9/8) tổng lượng mưa tr&ecirc;n địa b&agrave;n đạt hơn 1.000mm, trong khi lượng mưa trung b&igrave;nh nhiều năm tại Ph&uacute; Quốc l&agrave; 3.000mm, chỉ t&iacute;nh ri&ecirc;ng ng&agrave;y 9/8 lượng mưa (335mm) đ&atilde; cao hơn tổng lượng cả năm 1997 (327mm). Đ&acirc;y l&agrave; lượng mưa kỷ lục, lớn hơn so với trung b&igrave;nh nhiều năm nhưng lại diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời tr&ugrave;ng với nước biển d&acirc;ng cao, g&acirc;y việc tho&aacute;t nước từ s&ocirc;ng, suối ra biển bị cản trở nhiều.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, hệ thống tho&aacute;t nước trong nội &ocirc; thị trấn được đầu tư x&acirc;y dựng từ năm 2003, quy m&ocirc; đầu tư thời điểm đ&oacute; ph&ugrave; hợp với mật độ d&acirc;n cư sinh sống c&ograve;n thưa thớt. Nhưng đến nay, t&igrave;nh h&igrave;nh Ph&uacute; Quốc ph&aacute;t triển nhanh về d&acirc;n cư, kh&aacute;ch du lịch v&agrave; sản xuất, kinh doanh. Mặc kh&aacute;c, c&aacute;c khu vực n&agrave;y hiện trạng trước đ&acirc;y c&oacute; nhiều ao hồ tự nhi&ecirc;n để điều ho&agrave; khi nước tho&aacute;t kh&ocirc;ng kịp; nhưng hiện nay bị san lấp t&ocirc;n nền n&ecirc;n hệ thống hố ga tho&aacute;t nước thường xuy&ecirc;n bị đầy, g&acirc;y tắc nghẽn v&igrave; r&aacute;c thải v&agrave; đất c&aacute;t từ c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh x&acirc;y dựng.</p> <p>Địa h&igrave;nh Ph&uacute; Quốc c&oacute; nhiều đồi dốc, tốc độ đ&ocirc; thị ho&aacute; nhanh đ&atilde; l&agrave;m thay đổi hệ số mặt phủ, thu hẹp diện t&iacute;ch thấm c&ugrave;ng với t&igrave;nh trạng người d&acirc;n tự &yacute; x&acirc;y dựng lấn chiếm s&ocirc;ng. Trong thời gian qua đ&atilde; g&acirc;y &aacute;p lực lớn đến hệ thống tho&aacute;t nước từ c&aacute;c dốc n&uacute;i đổ ra biển g&acirc;y ngập lụt nặng tại c&aacute;c khu d&acirc;n cư sinh sống ở ven s&ocirc;ng, ven suối do tho&aacute;t nước kh&ocirc;ng kịp. Ngo&agrave;i ra, theo l&atilde;nh đạo huyện Ph&uacute; Quốc, thời tiết lạ, mưa gi&oacute; xo&aacute;y rất kh&oacute; chịu, lượng mưa tập trung tại đ&acirc;y. Thời điểm n&agrave;y gi&oacute; T&acirc;y ph&aacute;t triển mạnh, s&oacute;ng lớn l&ugrave;a v&agrave;o l&agrave;m c&aacute;c cửa kh&ocirc;ng tho&aacute;t nước được, cộng với triều cường nước biển n&acirc;ng c&oacute; l&uacute;c từ 1,6m &ndash; 1,8m.</p> <p>Trong ng&agrave;y 10/8, l&atilde;nh đạo tỉnh Ki&ecirc;n Giang đ&atilde; đến khảo s&aacute;t v&agrave; l&agrave;m việc với huyện Ph&uacute; Quốc b&agrave;n phương &aacute;n khắc phục trước mắt v&agrave; l&acirc;u d&agrave;i. &Ocirc;ng Mai Văn Huỳnh &ndash; B&iacute; thư Huyện ủy ki&ecirc;m Chủ tịch UBND huyện Ph&uacute; Quốc cho biết: &ldquo;UBND huyện Ph&uacute; Quốc kiến nghị tỉnh cho khảo s&aacute;t, quy hoạch đồng bộ hệ thống s&ocirc;ng, suối tho&aacute;t nước cho to&agrave;n đảo. N&acirc;ng cấp hệ thống tho&aacute;t nước trong nội &ocirc; thị trấn Dương Đ&ocirc;ng cho ph&ugrave; hợp với tốc độ ph&aacute;t triển của huyện, nghi&ecirc;n cứu đầu tư hồ điều tiết cho khu vực thị trấn Dương Đ&ocirc;ng&rdquo;.</p> <p>Về t&igrave;nh h&igrave;nh khắc phục thiệt hại, UBND huyện Ph&uacute; Quốc thống k&ecirc; một&nbsp;số tuyến đường sụt l&uacute;n, nh&agrave; cửa hư hỏng khắc phục nhanh ch&oacute;ng. Hướng l&acirc;u d&agrave;i, kiến nghị Chủ tịch tỉnh Ki&ecirc;n Giang chỉ đạo r&agrave; so&aacute;t t&igrave;nh h&igrave;nh đ&ocirc; thị ho&aacute; nhanh, một số thứ kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp, giao cho Sở X&acirc;y dựng r&agrave; so&aacute;t lại to&agrave;n số những điểm ngập lụt, mở th&ecirc;m cống, đường tho&aacute;t ra ph&iacute;a biển, xem lại to&agrave;n bộ hệ thống quy hoạch cống tho&aacute;t nước...</p> <p>Theo &ocirc;ng Phạm Vũ Hồng - Chủ tịch UBND tỉnh Ki&ecirc;n Giang chỉ đạo địa phương r&agrave; so&aacute;t lại c&aacute;c tuyến đường giao th&ocirc;ng, nhất những tuyến đường chắn cao d&ograve;ng chảy, kiểm tra lại c&aacute;c cửa s&ocirc;ng c&oacute; cản trở hay kh&ocirc;ng, tập trung nhanh c&aacute;c vấn đề n&agrave;y, đồng thời chỉ đạo c&aacute;c ng&agrave;nh chức năng tập trung xử l&yacute; sau ngập để d&acirc;n trở về nh&agrave;, ổn định đời sống&hellip;</p> <div><img alt="Ngập lụt lịch sử ở đảo ngọc Phú Quốc - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/11/luc_luong_chuc_nang_ho_tro_nguoi_dan_di_doi_den_noi_an_toan_fbks.jpg" /><span>Lực lượng chức năng gi&uacute;p người d&acirc;n đến nơi an to&agrave;n</span></div> <div> <p>&nbsp;</p> </div> </div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
back to top