Ngành than siết chặt hoạt động bãi thải

(khoahocdoisong.vn) - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam vừa yêu cầu các doanh nghiệp ngành than báo cáo các nội dung công tác quản lý, sử dụng khoáng sản tại bãi thải thuộc dự án khai thác, sàng tuyển xít, than.

Trước tình trạng khai thác, tuyển rửa xít than trái phép diễn biến phức tạp tại một số vùng mỏ, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT)) đã có công văn gửi các công ty, tập đoàn về than yêu cầu báo cáo các nội dung về công tác quản lý, sử dụng khoáng sản tại bãi thải thuộc dự án khai thác, sàng tuyển than đã được Bộ TN&MT cấp phép.

Sẽ truy thu nếu phát hiện sai phạm

Theo đó, yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc báo cáo cơ chế quản lý, chỉ đạo hoạt động khai thác than theo giấy phép khai thác đã được cấp Tập đoàn/Tổng công ty, trong đó có hiện trạng công tác đổ thải đất đá.

Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải báo cáo các khu vực lữu trữ than chất lượng thấp (không đưa trong báo cáo sản lượng khai thác thực tế theo công suất được phép khai thác ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản); các khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp.

Thời gian qua, hoạt động khai thác, vận chuyển than lậu diễn ra phức tạp.

Đối với các giấy phép khai thác than cấp trực tiếp cho đơn vị trực thuộc TKV và Tổng công ty Đông Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng yêu cầu báo cáo hiện trạng công tác đổ thải đất đá; các khu vực lưu trữ than chất lượng thấp; khu vực chứa bã sàng sau tuyển rửa; thực trạng việc thu hồi, sử dụng và tiêu thụ (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) theo từng giấy phép.

Ngoài ra, yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc nêu rõ khối lượng (bã xít, bã sàng, than chất lượng thấp, khoáng sản khác) đã sử dụng, tiêu thụ; việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước...

Đại diện Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, đối với phạm vi các mỏ đã được cấp phép, nếu như khoáng sản, than ở bãi thải đang hoạt động thì doanh nghiệp phải báo cáo Bộ TN&MT, cấp thế nào thì doanh nghiệp khai thác như thế.

Theo vị đại diện, những loại khoáng sản khác, kể cả đá trong khu vực mỏ than hay xít (than chất lượng thấp) ở bãi thải, TKV và các doanh nghiệp khác cũng không được quyền hiểu đó là của họ, hay họ tự làm gì thì làm. Nếu họ khai thác, bán xít thì phải báo cáo. Tất nhiên, Bộ sẽ cân nhắc việc có ủy quyền cho cấp tỉnh hay không.

Trong thời gian qua, hoạt động tuyển rửa xít tại xã Cẩm Thịnh (Cẩm Phả - Quảng Ninh) diễn ra vô cùng phức tạp. Chỉ tính thời điểm tháng 12/2018, trong và ngoài khu vực Cụm công nghiệp Cẩm Thịnh đã có tới gần 20 bãi, điểm tập kết, tuyển rửa xít lấy than trái phép. Xít thải sau khi lấy từ các mỏ than ở khắp nơi đến Cụm Công nghiệp Cẩm Thịnh sẽ được đưa lên máy móc tuyển rửa lấy than bùn, rồi xuất bán đi khắp nơi ở trong nước, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển.

Ngoài những bãi, điểm tuyển rửa xít quy mô công nghiệp, áp dụng máy móc kỹ thuật hiện đại để tuyển, thì ẩn hiện giữa những vườn chuối ở ven Bái Tử Long còn rất nhiều điểm chỉ cần dùng máy bơm nước vào những đống xít là than bùn theo nước chảy xuống máng. Sau đó, chỉ cần vớt lên phơi khô là có thể xuất bán, vận chuyển bằng ôtô tải đi đường bộ, và tàu vận chuyển đường biển, tùy khối lượng khách hàng cần mua.

Thái Nguyên và Quảng Ninh là hai địa phương diễn ra hoạt động sai phạm bãi thải.

Thái Nguyên và Quảng Ninh là hai địa phương diễn ra hoạt động sai phạm bãi thải.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu hoạt động vi phạm xảy ra trong phạm vi các mỏ đã được Bộ TN&MT cấp phép, thì Bộ sẽ xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời thu hồi các nghĩa vụ tài chính, nếu doanh nghiệp chưa nộp sẽ truy thu như thuế tài nguyên.

Quy trách nhiệm bán sái thải

Không chỉ diễn ra ở Quảng Ninh, tại Mỏ than Phấn Mễ (Thái Nguyên) với các xưởng tuyển xung quanh khu vực hoạt động tuyển rửa than diễn ra công khai, gây ô nhiễm môi trường khiến dư luận rất bức xúc. Mỏ than Phấn Mễ đang khai thác theo hai công nghệ là hầm lò và lộ thiên (Bắc Làng

Từ Cẩm Thịnh, sau tuyển rửa lấy than bùn là xuất bán đi khắp nơi ở trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển.

Từ Cẩm Thịnh, sau tuyển rửa lấy than bùn là xuất bán đi khắp nơi ở trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài bằng tàu biển.

Cẩm khai thác âm 210m, Làng Cẩm khai thác hầm lò âm 170m). Sản lượng mỗi năm mỏ được giao khai thác là 195.000 tấn.

Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng sản xuất không đủ nên phải nhập khẩu thêm về lượng than đạt tiêu chuẩn về cốc qua các hợp đồng kinh tế mua bán sái thải và bã sái thải sau tuyển cho các công ty tư nhân bên ngoài mỏ, với nội dung tên hàng là “sái thải sau tuyển loại to (đá xít), bã sái thải sau tuyển than vừa và bã sái thải sau tuyển than 3B.

Tuy nhiên, trên thực tế các loại “sái sau tuyển” mà Mỏ than Phấn Mễ bán đều được múc và vận chuyển từ dưới lòng moong mỏ than lên bãi thải, không qua khu vực nghiền tuyển của mỏ, mà đưa thẳng về các xưởng tuyển tư nhân ở bên ngoài. Sự việc này, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam khẳng định “là hành vi không được chấp nhận”.

Đối với các bản hợp đồng nhằm lách luật để hô biến “vàng đen” thành sái thải Mỏ than Phấn Mễ - Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên với các công ty tư nhân như: Công ty TNHH Công Hoàng Sơn; Chi nhánh Công ty Cổ phần Khai khoáng Miền Núi - Xí nghiệp than An Khánh Cù Vân; Công ty TNHH Vũ Hải Lâm; Công ty TNHH Thương mại Vận tải Hải Bình… Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam khẳng định: Ai ký những hợp đồng bán sái thải này thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

Theo nhận định của giới chuyên gia về năng lượng, trong ngành than có ba chỉ tiêu hiện vật đang bị đánh cắp nhiều nhất là: than, đất đá bốc và mét lò. Nếu buông lỏng quản lý, than lậu sẽ tràn ngập và giá than trong nước tăng cao hơn giá than nhập khẩu. Đáng lo ngại là nguồn than trong nước ngày càng khan hiếm, sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu nhiệt điện trong tương lai và trở thành gánh nặng cho đất nước.

Theo Đời sống
back to top