Tham khảo tại một số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trong nước, nhu cầu tín dụng đang có sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt từ nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lãi suất cho vay của các ngân hàng TMCP vẫn ở mức cao, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm do thanh khoản hệ thống vẫn rất dồi dào. Biểu hiện là mặt bằng lãi suất liên ngân hàng vẫn ổn định ở mức thấp, lãi suất trên thị trường cũng chỉ có sự điều chỉnh nhẹ.
Điều này giúp cho các ngân hàng thương mại tăng thanh khoản và giảm chi phí vốn huy động, tăng thu nhập lãi.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với nhiều ngành khác nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn. Triển vọng tín dụng cũng được cải thiện, khi hầu hết ngân hàng đã đẩy nhanh việc xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu từ quý 4/2020.
Ước tính, lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của các ngân hàng sẽ tăng khoảng 55 - 65% so với quý cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 45 - 55%. Các ngân hàng thương mại quốc doanh nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng 75 - 85% do đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Lợi nhuận được để dành từ cuối năm 2020 đưa sang năm 2021.
Theo FiinGroup, dự báo các ngân hàng TMCP sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 cao hơn so với mức tăng trưởng của năm 2020.
Cụ thể, lợi nhuận năm 2021 của 12/26 ngân hàng niêm yết (chiếm 86,3% vốn hóa của khối ngân hàng) có thể tăng 18,2% so với mức tăng 14,9% trong năm 2020.
Triển vọng tích cực này đến từ cả hoạt động tín dụng cũng như doanh thu dịch vụ, trong đó đặc biệt là thu nhập bán chéo bảo hiểm của nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB, MSB, HDBank.
Tương tự, một báo cáo của Công ty Chứng khoán BSC nhận định, khoản thu phi tín dụng của các ngân hàng TMCP trong năm 2021 ước tăng khoảng 10,4%, chủ yếu từ phí dịch vụ, đầu tư kinh doanh chứng khoán...
Trước đó, ngành ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 14,9% trong năm 2020 nhờ sự cải thiện lợi nhuận không chỉ từ hoạt động tín dụng, mà còn từ đầu tư và kinh doanh chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là thu nhập dịch vụ thanh toán.