Chẳng hạn, BIDV tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Găng tay Nam Việt tại BIDV Chi nhánh Đồng Nai, để thu hồi khoản nợ 1.025 tỷ đồng.
Khoản nợ nghìn tỷ này được Công ty CP Găng tay Nam Việt đảm bảo bởi nhiều bất động sản tại các tỉnh Đồng Nai, Long An và TP. HCM.
BIDV cũng đã rao bán tới lần thứ 7 khoản nợ 1.035,5 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy, nhưng cũng chưa thu hồi được gốc. Tài sản đảm chủ yếu của khoản nợ này cũng là bất động sản tại TP. HCM, Đắk Nông, Nha Trang, Quy Nhơn,…
Cũng giao bán tới lần thứ 9, nhưng khoản nợ của Công ty CP Kiến trúc và xây dựng Archplus tại BIDV cũng không thành công. Chủ của doanh nghiệp này chính là người sáng lập thương hiệu thời trang NEM.
Tương tự, Sacombank cũng mới bổ sung 2 khoản nợ nghìn tỷ cần rao bán. Thứ nhất là khoản nợ 1.388 tỷ đồng của Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang. Tài sản đảm bảo là 1,55 triệu m2 đất tại Dự án Cảng Trà Cú - Trà Vinh.
Khoản nợ thứ hai đang rao bán thuộc về Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Phương Nghi, với số tiền 1.005 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ này là 40,9 triệu cổ phiếu BVB (Vietcapital Bank) thuộc quyền sở hữu của Công ty CP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC).
Tại VietinBank, ngân hàng này đã 6 lần rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Xuất nhập khẩu Cát Tường. VietinBank đã giảm 20 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên.
Hiện nay, các ngân hàng đang đối diện với thực tế áp lực nợ xấu gia tăng trở lại trong quý 3/2021. Đây là hậu quả từ tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư.
Thông tin từ nhiều ngân hàng cho thấy, tỷ lệ và số nợ xấu đang tăng rất nhanh.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2021, VietBank ghi nhận nợ xấu tăng thêm 40% trong quý 3/2021 lên 1.243 tỷ đồng.
Tại Techcombank, nợ xấu trong quý 3/2021 tăng thêm hơn 710 tỷ đồng, tương đương tăng 63,5%, lên 1.819 tỷ đồng.
Tính tới ngày 30/9/2021, nợ xấu của MB ở mức 3.186 tỷ đồng, tăng 26% so với 3 tháng trước đó.
ACB cũng ghi nhận nợ là 2.822 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cuối quý II và tăng 53% so với đầu năm.
Thực tế, những khoản nợ có tài sản đảm bảo tốt sẽ khả thi hơn trong xử lý. Nhưng số lượng này lại rất ít và gần như không cần rao cũng đã có thể bán được để thu hồi nợ.
Nhưng những khoản nợ quy mô lớn, nhiều nhất là bất động sản, dù giảm giá mạnh cũng khó bán. Vì bên cạnh đòi hỏi lượng tiền lớn để mua, thì kèm với các tài sản xiết nợ này là một rắc rối, phức tạp về hồ sơ, lại liên quan tới nhiều người, nhiều đơn vị.
Bán tài sản nghìn tỷ luôn gặp khó, không hiểu trước đó các ngân hàng có ... gặp khó khi cho vay dự án nghìn tỷ ?.