Ngân hàng đón đầu cơ hội cấp tín dụng cho các dự án xanh

Tín dụng xanh đang là một xu thế tất yếu, tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi ngân hàng cần nhiều nỗ lực cân bằng lợi ích trong ngắn hạn với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Những điểm nghẽn cần tháo gỡ để khơi thông dòng vốn tín dụng xanh

Giữa bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, “xanh hóa” tín dụng là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu. Dù vậy, tính đến hết năm 2023, dư nợ cấp tín dụng xanh ở nước ta mới chỉ đạt hơn 600.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, do còn tồn tại một một số vướng mắc.

Thứ nhất, hiện chưa có hướng dẫn về danh mục, tiêu chí phân loại dự án xanh phù hợp với các phân ngành/ lĩnh vực kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng (TCTD) thẩm định, lựa chọn và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Những hành lang pháp lý để triển khai hệ thống ESG, tín dụng xanh vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Ở nước ta, chưa có quy định cụ thể xác định rằng xây dựng và phát triển ngân hàng xanh có phải nhiệm vụ bắt buộc hay không, dẫn đến hoạt động này dễ dàng bị thờ ơ, bỏ ngỏ. Thêm vào đó là thiếu cơ chế ghi nhận, đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong cấp tín dụng xanh; cũng như cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về nguồn vốn để khuyến khích việc triển khai cấp tín dụng xanh diễn ra thực sự hiệu quả.

Thứ hai, nhiều ngân hàng gặp khó trong việc cân đối nguồn vốn. Các dự án đầu tư xanh tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thường yêu cầu thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn và rủi ro thị trường cao, trong khi nguồn vốn cho vay lại chủ yếu đến từ vốn huy động ngắn hạn, huy động theo cơ chế thương mại có chi phí cao.

Thứ ba, kiến thức kỹ thuật, chuyên môn về môi trường trở thành rào cản cho không ít cán bộ tín dụng trong việc quản lý những rủi ro môi trường – xã hội có thể tiềm ẩn; thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, cũng như chất lượng tài sản bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng…

Thách thức còn nhiều, song không thiếu cơ hội

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường, nhất là sau cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, Tại Hội nghị COP26.

Để giải bài toán này, vốn đầu tư dành cho các lĩnh vực xanh hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai; hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh sẽ ngày càng phát triển.

Cũng theo ước tính của World Bank, Việt Nam cần đầu tư nguồn lực rất lớn – khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm để theo đuổi lộ trình chuyển đổi xanh, hoàn thành các mục tiêu về phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi nhiều cải cách trong chính sách, giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án có yếu tố “xanh”.

Trước mắt, nhờ những nỗ lực, phối hợp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, tổng kết giai đoạn 2017-2023, dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực xanh ghi nhận mức tăng trưởng lên tới hơn 22%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân tín dụng chung của nền kinh tế.

Ngân hàng đón đầu cơ hội cấp tín dụng cho các dự án xanh

Dù dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh ở nước ta còn thấp, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng, chủ động đón đầu xu hướng này. Như ở ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK), các dự án được lựa chọn tư vấn, cấp vốn tín dụng đều là các dự án có áp dụng thành tựu khoa học quản trị, khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, tạo sinh kế và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh
Toàn cảnh Trang trại bò sữa tại Nghệ An
Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh-Hinh-2
Dây chuyền sản xuất sữa TH true MILK
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung tại Nghĩa Đàn (Nghệ An); Dự án bảo tồn, sản xuất dược liệu sạch và hương liệu tự nhiên tại Mường Lống (Nghệ An)… là những minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả kinh tế cao vẫn đảm bảo tác động tích cực đối với môi trường; mang lại giá trị kinh tế bền vững cho nhà đầu tư, đồng thời tạo ra sản phẩm góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh-Hinh-3
Dự án bảo tồn dược liệu Việt tại Mường Lống, Nghệ An
Thực tế, tỷ trọng cho vay nông nghiệp của BAC A BANK luôn ở mức khá cao. Hiện nay, BAC A BANK đang tích cực triển khai, liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm đặc thù, phát huy những thế mạnh của nước ta như nông, lâm, ngư nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có thể kể đến: Cho vay sản xuất nông nghiệp trồng rau, hoa, quả; Cho vay trồng, chăm sóc cây công nghiệp; Cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp dành cho khách hàng cá nhân; Cấp tín dụng cho Khách hàng doanh nghiệp ngành Gạo…

Không dừng lại ở đó, BAC A BANK đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn “xanh hóa” các dự án triển khai. Gần đây nhất, trong khuôn khổ chương trình “Tiếp vốn nhanh – Kinh doanh bứt phá” có quy mô lên đến 3000 tỷ đồng, bên cạnh trợ lực là mức lãi suất cho vay cạnh tranh, hấp dẫn – chỉ từ 6% /năm, ngân hàng này tiếp tục giảm thêm lãi suất tối đa 0,2% /năm cho các doanh nghiệp triển khai dự án xanh và một số ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên khác.

Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh-Hinh-4
Chương trình “Tiếp vốn nhanh – Kinh doanh bứt phá” với quy mô lên đến 3000 tỷ đồng
2023 và 2024, hai năm liên tiếp BAC A BANK được vinh danh là “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong khuôn khổ “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam - Vietnam Outstanding Banking Awards”. BAC A BANK nhận thức sâu sắc rằng, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian tài chính, mà còn là mắt xích quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, dẫn dắt dòng vốn vào những mục tiêu phát triển bền vững.
Ngan hang don dau co hoi cap tin dung cho cac du an xanh-Hinh-5
BAC A BANK được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” năm 2024
Thời gian tới, BAC A BANK sẽ tiếp tục bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong “xanh hóa” các danh mục cho vay, gắn mục tiêu tăng trưởng kinh doanh là một phần không thể tách rời với trách nhiệm công đồng và xã hội. Sự hỗ trợ từ các cơ quan điều hành cùng sự vào cuộc kịp thời, tiên phong tham gia của các ngân hàng thương mại như BAC A BANK không chỉ tạo động lực mà còn là chìa khóa thực thi chiến lược phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà.
Theo Đời sống
back to top