Netflix bị kiện 5 triệu USD vì một câu thoại sai sự thật và kỳ thị giới

Nona Gaprindashvili, nữ kỳ thủ cờ vua người Georgia, đã kiện Netflix lên tòa án liên ban vì cho rằng bà bị bôi nhọ trong series “The Queen’s Gambit” đang trình chiếu trên Netflix.

Nona Gaprindashvili, người nổi tiếng với tư cách là một kỳ thủ cờ vua tại Liên Xô vào những năm 1960, đã kiện Netflix lên tòa án liên bang vào hồi tháng 9/2021.

Bà cho rằng một câu thoại trong series “The Queen’s Gambit” đã sai sự thật - rằng Gaprindashvili “chưa bao giờ đối mặt với kỳ thủ cờ vua nam nào”.

the_queen_s_gambit_3_8058_1604223219.jpg
Câu thoại trong series “The Queen’s Gambit” của Netflix đã phủ nhận những thành tích quan trọng đối với danh tiếng của Nguyên đơn. Ảnh minh họa

Gaprindashvili lập luận rằng bộ phim này “quá phân biệt giới tính và coi thường nữ giới”. Trong khi trên thực tế, bà đã đối mặt với 59 đối thủ nam vào năm 1968, năm mà bộ phim lấy làm bối cảnh.

Gaprindashvili yêu cầu khoản bồi thường trị giá 5 triệu USD từ Netflix.

Netflix đã tìm cách bác bỏ đơn kiện, cho rằng series “The Queen’s Gambit” là tác phẩm hư cấu và Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ cho phép người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được sáng tạo.

Variety đưa tin hôm 27/1/2022, trong một phán quyết, bà Virginia A. Phillips, Thẩm phán California (Hoa Kỳ) không đồng ý bác bỏ đơn kiện của Nona Gaprindashvili, khi phát hiện ra rằng Gaprindashvili đã đưa ra một lập luận xác đáng rằng bà đã bị bôi nhọ.

Bà Phillips cũng cho rằng việc series nói trên là một tác phẩm nghệ thuật hư cấu không giúp Netflix khỏi trách nhiệm về tội phỉ báng nếu tất cả các yếu tố phỉ báng đều có mặt.

huyen-thoai-co-vua.jpg
Trên thực tế, nữ kỳ thủ cờ vua huyền thoại đã đối mặt với 59 đối thủ nam vào năm 1968, năm mà bộ phim lấy làm bối cảnh. Ảnh minh họa

“The Queen’s Gambit” dựa trên một tiểu thuyết cùng tên xuất bản vào năm 1983 của nhà văn Walter Tevis và theo chân một nhân vật hư cấu người Mỹ, Beth Harmon, người trở thành nhà vô địch cờ vua quốc tế vào những năm 1960.

Trong tập cuối cùng, lấy bối cảnh ở Moscow (Nga), Harmon đánh bại một đối thủ nam.

Một phát thanh viên cờ vua giải thích rằng đối thủ đã đánh giá thấp cô: “Elizabeth Harmon hoàn toàn không phải là một kỳ thủ quan trọng theo tiêu chuẩn của họ. Điều bất thường duy nhất, thực sự, là giới tính của cô ấy. Và thậm chí điều đó không được coi là bất thường gì ở Nga. Chúng ta có Nona Gaprindashvili, nhưng cô ấy lại là nhà vô địch cờ vua thế giới dành cho nữ và chưa bao giờ đối đầu với các kỳ thủ nam giới”.

(Nguyên văn tiếng Anh: “Elizabeth Harmon’s not at all an important player by their standards. The only unusual thing about her, really, is her sex. And even that’s not unique in Russia. There’s Nona Gaprindashvili, but she’s the female world champion and has never faced men.”)

Netflix lập luận rằng họ đã dựa vào hai chuyên gia cờ vua để cố gắng làm đúng các chi tiết và rằng những người tạo ra chương trình không có ý xúc phạm Gaprindashvili.

“Việc tham chiếu Nguyên đơn nhằm mục đích công nhận bà ấy chứ không phải chê bai” - luật sư của Netflix lập luận.

Trong phán quyết của mình, Phillips lưu ý rằng chủ đề của chương trình liên quan đến việc phá bỏ các rào cản giới tính. Tuy nhiên, thẩm phán nói chương trình có thể được coi là xây dựng thành tích của Harmon, hư cấu bằng cách loại bỏ những gì của Gaprindashvili ngoài đời thực.

"Các khán giả đại chúng bình thường có thể dễ dàng hiểu câu thoại này, như Nguyên đơn tranh luận, là 'miệt thị những thành tích của Nguyên đơn" - theo thẩm phán.

"Khắc phục sự kỳ thị rằng phụ nữ mang biểu hiện thấp kém" là chiến thắng của một người phụ nữ Mỹ (nhân vật hư cấu Harmon) trong series phim, mà không phải do chính con người thật như nguyên đơn. 

Theo Thẩm phán Virginia A. Phillips, ít nhất, câu thoại này đã phủ nhận những thành tích quan trọng đối với danh tiếng của Nguyên đơn.

Theo Đời sống
back to top