Năm mới, những cuộc biểu tình bạo lực mới ở Kazakhstan

Ngày đầu năm 2022, các cuộc biểu tình bùng nổ ở vùng sản xuất dầu Mangystau phía tây của Kazakhstan. Hàng trăm người xuống và bạo lực trong ngày thứ 3 liên tiếp, phản đối giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đột ngột tăng cao.

Các cuộc biểu tình bạo lực lan sang những khu vực lân cận Atyrau và Tây Kazakhstan và đến cả thủ đô Nur-Sultan. Một số người biểu tình đã hét lên, đòi cách chức tổng thống và thay đổi chính phủ.

Giá mỗi lít LNG tăng lên 120 tenge (28 xu Mỹ) tại các trạm xăng ở Mangystau vào đầu năm 2022, hơn gấp đôi mức 50-60 tenge (12-14 xu Mỹ) năm 2021.

Theo Bộ Năng lượng Kazakhstan, kể từ ngày 1/1, giá gas hóa lỏng được hình thành trên cơ sở trao đổi giao dịch điện tử giữa nguồn cung và cầu.

Các con đường dẫn đến thành phố Zhanaozen bị chính quyền đóng cửa. Tại Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, Quảng trường Cộng hòa bị phong tỏa với công chúng, truy cập kết nối Internet di động hạn chế.

Kazakhstan. Hàng trăm người biểu tình và bạo lực trong ngày thứ 3 liên tiếp, phản đối giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đột ngột tăng cao. Video cho thấy một sĩ quan an ninh thương vong, có thể do bắn tỉa.

Cảnh sát xác nhận bắt giữ một số người biểu tình vì bạo lực. Theo các nguồn tin lực lượng đối lập, khoảng 20 người bị bắt giữ.

Kazakhstan. Hàng trăm người biểu tình và bạo lực trong ngày thứ 3 liên tiếp, phản đối giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đột ngột tăng cao.

Tổng thống Kassym - Jomart Tokayev đã ra lệnh thành lập ủy ban đặc biệt các thành viên Chính phủ để nghiên cứu và tìm giải pháp cho tình hình.

Ngày 4/1, các thành viên của ủy ban chính phủ có cuộc gặp các nhà hoạt động chính trị ở thành phố Aktau, Kazakhstan.

Ủy ban đảm bảo với những người lãnh đạo biểu tình rằng công dân không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc tham gia biểu tình.

“Tại cuộc họp, các quyết định được đưa ra trong quá trình đàm phán với nhóm sáng kiến ​​của thành phố Aktau được công bố, cụ thể là giảm giá khí đốt hóa lỏng ở mức 50 tenge (0,11 đô la)/lít ở vùng Mangystau, đây là trách nhiệm xã hội của công ty quốc gia “Kazmunaygas”.

Kazakhstan từng đối mặt với làn sóng biểu tình tương tự cách đây một thập kỷ.

Năm 2011, thành phố Zhanaozen là nơi diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ về vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc và cả vấn đề tổng thống đắc cử. 16 người biểu tình thiệt mạng.

Trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình, thông tin thúc đẩy các cuộc biểu tình cung cấp thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, kiểm soát từ lãnh thổ của Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.

Những cuộc biểu tình hôm nay đã có thương vong cho cả hai bên, dường như tiếp tục thúc đẩy sự hỗn loạn ở Trung Á trong năm 2022, tương tự như cuộc khủng hoảng Nagorno - Karabakh.

Theo Đời sống - Tri thức Cuộc sống
back to top