Đơn vị thử nghiệm đã phóng phương tiện bay siêu âm Glide Common-Hypersonic, gọi tắt là C-HGB, từ Căn cứ thử nghiệm Tên lửa Thái Bình Dương ở Kauai, Hawaii ngày ngày 19.3.
Vũ khí siêu âm này có tốc độ siêu thanh - Mach 5, có thể cơ động linh hoạt bằng cách thay đổi độ cao và góc phương vị khác nhau, khiến việc phát hiện và đánh chặn rất khó khăn đối với mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.
Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đang phối hợp các lực lượng vũ trang cùng phát triển C-HGB, và đóng vai trò là cơ quan chủ trì thiết kế cơ sở cho tên lửa tấn công tốc độ siêu thanh. Cuộc thử nghiệm đánh dấu một bước tiến lớn trong tiến trình hoàn thành sứ mệnh phát triển vũ khí siêu âm của Mỹ.
Tên lửa mang tốc độ siêu âm C-HGB |
Phương tiện mang tên lửa siêu âm C-HGB sẽ bao gồm đầu đạn, hệ thống dẫn đường, hệ thống ngăn chặn bức xạ điện từ trường và lá chắn chống nhiệt độ cao. Mỗi lực lượng sẽ sử dụng C-HGB làm cơ sở căn bản để phát triển các hệ thống vũ khí riêng, chẳng hạn như hệ thống phóng tên lửa siêu âm trên đất liền hoặc trên biển.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa đã theo dõi chặt chẽ cuộc thử nghiệm, thu thập cơ sở dữ liệu làm nguồn thông tin để phát triển hệ thống và thiết kế hệ thống phòng thủ vũ khí siêu âm của kẻ thù – sứ mệnh then chốt của cơ quan này - DoD nhấn mạnh.
Phát triển vũ khí siêu âm là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu của DoD. Cơ quan này đanghướng đến việc đưa vào khai thác sử dụng vũ khí siêu đầu những năm 2020.
Phó Đô đốc Johnny Wolfe, Giám đốc Chương trình Hệ thống Chiến lược Hải quân, nói: “Thử nghiệm này được xây dựng trên cơ sở những thành công mà chúng tôi đã có với lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 10.2017, C-HGB của chúng tôi đạt được tốc độ siêu âm liên tục, ổn định trên đường bay đến mục tiêu".
“Trong thử nghiệm này, chúng tôi đã tăng cường thêm tải trọng vào hệ thống và phương tiện có thể thực hiện thành công chuyến bay" - ông nói - “Hôm nay chúng tôi kiểm tra, rà soát lại và khẳng định khả năng cũng như độ tin cậy của thiết kế, để sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, sử dụng đầu đạn tốc độ siêu âm cho các đòn tấn công”.
Các cơ quan khoa học quân sự Hải quân chịu trách nhiệm lãnh đạo thiết kế và phát triển phương tiện mang C-HGB. Quân đội đảm nhiệm việc phát triển sản xuất. Không có cơ sở công nghiệp chế tạo vũ khí siêu âm ở Mỹ, do đó quân đội có trách nhiệm phối hợp với ngành công nghiệp quốc phòng phát triển từ đầu tên lửa này. Nhờ đó các nhà thầu công nghiệp quốc phòng đã phát triển đầu đạn, thân tên lửa và chế tạo thử nghiệm các bộ phận khác nhau.
Một trong những yêu cầu then chốt nhất mà các lực lượng vũ trang Mỹ muốn kiểm tra là tốc độ tên lửa và đưa tên lửa siêu âm vào hệ thống vũ khí tấn công. Quân đội muốn có một hệ thống vũ khí siêu âm di động trên mặt đất, được đưa vào biên chế vào khoảng năm 2023. Có nghĩa là quân đội sẽ lựa chọn các nhà sản xuất, có thể chế tạo tên lửa siêu thanh trong một hoặc hai năm.
Hải quân muốn có vũ khí siêu âm phóng từ chiến hạm, được trang bị vào năm 2023, sau đó là tên lửa phóng từ tàu ngầm năm 2024, còn Không quân muốn trang bị phiên bản vũ khí siêu âm phóng từ trên không năm 2022.