Nữ hoàng Nefertiti nổi tiếng Ai Cập cổ đại không chỉ bởi nhan sắc tuyệt mỹ mà còn gây ra những biến động lớn trong xã hội khi cùng chồng là pharaoh Amenhotep IV thực thi cuộc cách mạng tôn giáo.
Quyết định quan trọng
Theo các ghi chép lịch sử, Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti (1370-1330 TCN) là vợ cả của pharaoh Akhenaten (hay còn được biết đến với tên gọi Amenhotep IV) - người cai trị Ai Cập trong thế kỷ 14 TCN.
Trong thời gian trị vì, Nữ hoàng Nefertiti cùng chồng - pharaoh Amenhotep IV - thực hiện cuộc cách mạng tôn giáo gây chấn động thời đó là đưa thần Mặt trời trở thành vị thần tối cao trong tín ngưỡng đa thần của người Ai Cập cổ đại.
Theo đó, vợ chồng Nữ hoàng Nefertiti chuyển đổi tôn giáo Ai Cập từ tín ngưỡng đa thần sang chỉ tôn thờ một vị thần duy nhất. Nữ hoàng Nefertiti đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng giáo phái Aten cùng với pharaoh Amenhotep IV.
Để thể hiện quyết tâm xây dựng giáo phái mới, vợ chồng Nữ hoàng Nefertiti đã đổi tên. Cụ thể, pharaoh Amenhotep IV đổi tên thành Akhenaten (hoặc còn được gọi là Akenhate), Nữ hoàng Nefertiti cũng đổi tên thành Neferneferuaten-Nefertiti (có nghĩa là người đẹp giáo phái Aten).
Thậm chí, Nữ hoàng Nefertiti được đánh giá là có ảnh hưởng lớn hơn pharaoh Akhenaten khi nắm trong tay quyền lực tối thượng, ngang bằng với chồng. Đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp trong các vương triều Ai Cập khi nữ hoàng có quyền lực to lớn như vậy.
Thành tựu để đời
Trong một số bức phù điêu khắc họa chân dung Nữ hoàng Nefertiti cho thấy bà hoàng Ai Cập này đội vương miện của pharaoh cho thấy tầm quan trọng của bà.
Mặc dù sau khi Nữ hoàng Nefertiti qua đời thì các pharaoh Ai Cập sau cố gắng xóa bỏ mọi dấu tích của nữ hoàng quyền lực này trong đó có việc khôi phục lại tín ngưỡng đa thần, phá bỏ nhiều công trình tôn giáo thờ phụng bà hoàng này... nhưng cho đến nay những thành tựu để đời của bà hoàng này vẫn được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng nhất.