Nghiên cứu được đưa ra gần như cùng lúc với báo cáo hôm 13/9 về ca tử vong thứ hai do đậu mùa khỉ tại nước này, xảy ra ở một bệnh nhân nam từ Los Angeles bị suy giảm miễn dịch nặng.
Tuy nhiên 2 ca lâm sàng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công bố cho thấy căn bệnh này vẫn có thể cực kỳ nghiêm trọng ở bệnh nhân trẻ, khỏe.
Ca thứ nhất là một người đàn ông đồng tính nam 30 tuổi. Vào tháng 7, bệnh nhân bị sốt cao, ớn lạnh, tâm trạng khó chịu. Ba ngày sau, trên mặt bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước ngứa, lan xuống tứ chi và bìu trong nhiều ngày tiếp theo.
Sau chín ngày, anh ta phát triển yếu dần và tê liệt ở cả chi trên và dưới bên trái, bí tiểu, và các đợt cương cứng tái phát nhiều lần, và anh ta phải nhập viện.
Bệnh nhân dương tính với bệnh đậu khỉ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy tổn thương ở não và tủy sống. Anh ta đã được điều trị bằng tecovirimat (một loại thuốc kháng vi-rút) và nhiều loại thuốc chống viêm và kháng sinh.
Sau 2 tuần, bệnh nhân đã đỡ nhiều nhưng vẫn yếu chân trái. Anh xuất viện 3 tuần sau đó khi vết thương trên da đã hồi phục nhưng phải sử dụng máy hỗ trợ đi lại trong một tháng sau đó.
Bệnh nhân thứ hai cũng ở độ tuổi 30, sức khỏe tốt, đến từ Washington, D.C., nhập viện với các triệu chứng sốt và đau nhức cơ dữ dội, sau đó nổi mụn nước trên mặt, tứ chi và vùng quanh hậu môn.
5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân bắt đầu mất kiểm soát ruột và bàng quang, dần dần bị liệt hai chi dưới và phải nhập viện.
Anh ta có những biểu hiện bất thường về tâm thần trong hai ngày tiếp theo và phải đặt nội khí quản – thở máy và chuyển đến Khoa Chăm sóc Đặc biệt (ICU). MRI não và cột sống cũng cho thấy có tổn thương ở não và cột sống.
Bệnh nhân cũng được điều trị bằng thuốc tecovirimat và một số thuốc khác, bệnh ngày càng nặng hơn và phải ăn qua ống thông mũi dạ dày trong vài tuần. Bệnh nhân được cải thiện tương đối, và các tổn thương da lành lại sau 5 tuần.
Mỹ: Đậu mùa khỉ tấn công não, gây cương dương liên tục |
Theo CDC, có 2 giả thuyết về cách mà virus đậu mùa khỉ tấn công não: Một là nó tấn công trực tiếp, hai là nó đã tấn công hệ miễn dịch để rồi hệ miễn dịch bị rối loạn, tự tấn công hệ thần kinh trung ương.
Giả thuyết thứ nhất chưa được xác nhận bởi không tìm thấy dấu hiệu di truyền của virus trong dịch não tủy hai bệnh nhân, nhưng cũng không thể bác bỏ bởi việc không phát hiện axit nucleic của virus trong dịch não tủy bệnh nhân không hiếm gặp trong các trường hợp viêm não do virus khác.
Vào thời điểm thực hiện nghiên cứu, xét nghiệm tìm kháng thể IgM đặc hiệu của đậu mùa khỉ trong dịch não tủy chưa được triển khai. Tuy nhiên xét nghiệm tìm các bệnh lý thần kinh trung ương khác có thể gây ra triệu chứng tương tự đều âm tính.
Các ca bệnh này cho thấy cũng cho thấy bác sĩ lâm sàng và chuyên gia y tế công cộng nên biết thêm về phạm vi các biểu hiện lâm sàng có thể có của đậu mùa khỉ và các phương pháp điều trị tiềm năng, nhanh chóng báo cáo lên cơ quan y tế địa phương khi có những triệu chứng lạ nhưng đáng nghi nói trên.
Trước đó, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ James Bruton Badenoch từ Trường Đại học Queen Mary London - Anh với bài viết đăng tải trên The Conversation và một nhóm khác với bài công bố trên New England Journal of Medicine (NEJM) cũng cho thấy rất nhiều bệnh nhân đậu mùa khỉ có triệu chứng tâm - thần kinh, nghi ngờ là do virus này tấn công não bộ.