<div> <p style="text-align: justify;"><em>Defend Post</em> dẫn thông cáo ngày 31/5 của Bộ Quốc phòng <span>Mỹ</span> cho biết đơn hàng có tổng trị giá gần <span>48 triệu USD sẽ cung cấp 34 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle cho bốn nước Đông Nam Á, gồm: Malaysia, Indonesia</span>, <span>Philippines</span> và Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">Đơn hàng dựa trên thỏa thuận cơ bản về mua máy bay trinh sát hàng hải ScanEagle được ký vào năm 2017. Công ty con của Boeing là Insitu được giao chế tạo và chuyển giao các máy bay này.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="My ban 6 may bay trinh sat ScanEagle cho Viet Nam hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/03/scaneagle_3(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">UAV Scaneagle được phóng trên tàu USS Ponce của hải quân Mỹ. Ảnh: <em>DVIDS</em>.</td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo tiết lộ của Bộ Quốc phòng Mỹ, 77% việc chế tạo được thực hiện tại thành phố Bigen, bang Washington. Phần còn lại được tiến hành ở nhiều địa điểm trên đất liền và trên biển ở các nước đặt hàng là Malaysia (9% hợp đồng), Philippines (5%), Việt Nam (5%) và Indonesia (4%). Hợp đồng dự kiến hoàn tất vào tháng 3/2022.</p> <p style="text-align: justify;">Đơn hàng còn bao gồm cả các bộ phận để thay thế và sửa chữa UAV, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ, cùng các dịch vụ thực địa, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật. </p> <p style="text-align: justify;">Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tiết lộ giá trị hợp đồng mua máy bay trinh sát hàng hải của các nước. Theo đó, Malaysia chi hơn <abbr class="rate-usd">19 triệu USD</abbr> để mua 12 UAV ScanEagle, Philippines và Indonesia mỗi nước mua 8 chiếc với tổng giá trị hợp đồng lần lượt là 9,6 và <abbr class="rate-usd">9,1 triệu USD</abbr>. Hợp đồng mua 6 máy bay của Việt Nam trị giá hơn <abbr class="rate-usd">9,7 triệu USD</abbr>.</p> <p style="text-align: justify;">Máy bay trinh sát ScanEagle ban đầu được thiết kế để phóng và thu hồi trên các tàu cá, phục vụ việc theo dõi luồng cá trên biển.</p> <p style="text-align: justify;">Mẫu UAV ScanEagle hiện nay đã được thiết kế lại thành hai dòng hoạt động ban đêm và ban ngày, với hệ thống camera phù hợp với các nhiệm vụ quân sự như: thu thập tình báo chiến trường, trinh sát và giám sát.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="My ban 6 may bay trinh sat ScanEagle cho Viet Nam hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/03/scaneagle_2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">UAV ScanEagle được trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cho các nhiệm vụ trên đất liền. Ảnh: <em>Thủy quân lục chiến Mỹ.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Dòng máy bay trinh sát này của Boeing đã được trang bị cho nhiều binh chủng của quân đội Mỹ như hải quân, thủy quân lục chiến lẫn lục quân. Lực lượng tuần duyên Mỹ cũng được trang bị thiết bị này.</p> <p style="text-align: justify;">UAV này có khả năng bay liên tục hơn 20 tiếng và tầm hoạt động gần 1.500 km. Thiết bị bay không người lái của Boeing có chiều dài 1,6 m và sải cánh 3,1 m. Tốc độ hoạt động từ 180-126 km/h, vận tốc hành trình là 90 km/h, còn độ cao tối đa hơn 4.800 m.</p> <p style="text-align: justify;">Một tổ hợp ScanEagle bao gồm bốn thành phần: bốn UAV, một trạm kiểm soát mặt đất, một cổng video từ xa cùng hệ thống phóng và thu hồi máy bay trinh sát.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>