Cho heo xem phim, nghe nhạc
Ông Nguyễn Vũ Phương (phường 8, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long) áp dụng cách nuôi heo (lợn) không giống ai là cho “nghe nhạc” hằng ngày để heo mau lớn. Theo ông Phương, cho heo nghe nhạc sẽ giúp tăng trọng lượng rất nhanh vì heo ngủ sâu, ít cử động. Có những lúc đã tới giờ ăn trưa nhưng chưa cho ăn, chúng cũng không đòi vì vẫn còn ngủ.
Tuy nhiên, nếu tắt radio thì tất cả heo trong chuồng đồng loạt thức giấc và đòi ăn theo tập quán. Hằng ngày heo bắt đầu nghe nhạc từ 5 giờ sáng đến tối. Ngoài nghe các chương trình nhạc theo yêu cầu, nhạc thính phòng, nhạc tiền chiến, các chương trình văn hóa nghệ thuật thì thậm chí còn nghe ca nhạc nước ngoài...
TS Võ Văn Sự, Chi hội Động vật quý hiếm Việt Nam (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết, đối với vật nuôi sinh sản, yếu tố di truyền chỉ chiếm 10 - 30%, tác động của các yếu tố khác như thức ăn, nước uống, chăm sóc, môi trường... sẽ ảnh hưởng rất lớn. Còn đối với vật nuôi lấy thịt thì yếu tố di truyền cao hơn, đến 40 - 50%. Âm thanh nhẹ nhàng sẽ khiến vật nuôi không bị stress, thoải mái và phát triển tốt. Trên thế giới người ta cho bò nghe nhạc cũng vì vậy.
PGS.TS Nguyễn Huy Đạt, nguyên Giám đốc Trung tâm Chăn nuôi và Huấn luyện gia cầm cho biết, trong công nghệ giết mổ, khoa học đã chứng minh được rằng những con lợn bị đánh đập nhiều trước khi giết mổ sẽ tiết ra chất có hại làm giảm chất lượng thịt, thời gian bảo quản thịt không được lâu. Kể cả ở những gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng cũng như vậy. Bởi thế mà ở nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng tạo những điều kiện sống tốt nhất cho động vật được thoải mái. Như vậy chúng sẽ không sinh ra những chất có hại trong thịt. Trong thịt lợn có một chất men mà người ta vận dụng vào trong cơ chế chọn giống để lựa chọn những con có thể kháng được chất đó.
TS Võ Văn Sự cho rằng, con lợn hay bất cứ loài vật nào cũng có dây thần kinh để phản ứng với các loại âm thanh. Nếu ai đó từng sống ở nông thôn và nuôi lợn thì chắc cũng không thể không nói một vài câu với lợn khi cho nó ăn hoặc mắng chửi nó khi nó quấy... Và có hiệu quả hoặc làm cho nó yên hoặc làm cho nó sợ. Suy cho cùng thì những âm điệu đó cũng là âm nhạc theo nghĩa rộng.
Âm nhạc tốt cho mọi loài vật
TS Võ Văn Sự cho biết thêm, không phải riêng đối với loài lợn, mà các nhà khoa học đã có những nghiên cứu khá cơ bản là các loài vật phản ứng thế nào đối với âm nhạc. Năm 2012 các nhà khoa học Đại học Bang Colorado (Mỹ) từ một thí nghiệm trên 117 con chó, đã phát hiện rằng chó ngủ nhiều nhất khi nghe nhạc cổ điển, thể hiện là chúng được thư giãn. Phản ứng này cũng tương tự như ở con người. Còn đối với mèo thì khi cho nghe những bài hát nhẹ nhàng họ đã làm cho các con vật ăn nhiều hơn. Còn đối với bò sữa, nhạc làm tăng sản lượng sữa thêm 3%, tức 0,73 lít/ngày. Kết quả này thu được qua một thí nghiệm được tiến hành trên một trại bò ngàn con và nhạc chúng ưa thích là những ca khúc mà con người cũng say đắm.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Tổ chức “RSPCA Freedom Food” ở Anh cho thấy, 70% nông dân ở phía Đông nước Anh chơi nhạc, radio hoặc hát với đàn vật nuôi của họ để giữ cho chúng bình tĩnh và ổn định. Một nông dân chăn nuôi lợn trại Suffolk tên là Mark Hayward ở Dingley Dell Pork đã tiến thêm một bước nữa là có ban nhạc riêng “Broadside Boys” để chơi nhạc sống cho đàn lợn.
TS Võ Văn Sự cho hay, những thay đổi về sinh lý học, nhận thức và hóa học và hình thái não gây ra bởi âm nhạc đã được nghiên cứu trong các mô hình toán (động vật), cung cấp bằng chứng cho thấy âm nhạc có thể ảnh hưởng đến động vật tương tự như con người. Năm 2012 trong một nghiên cứu được tiến hành công bố trên Tạp chí Hành vi Thú y, các nhà khoa học thuộc Đại học Bang Colorado đã theo dõi hành vi của 117 con chó được nuôi nhốt trong lồng, bao gồm mức độ hoạt động, tiếng kêu và lắc cơ thể.
Họ đã chơi một vài loại nhạc khác nhau cho chó, bao gồm cả “nhạc nặng”, cổ điển và một loại nhạc cổ điển được biến điệu. Họ cũng quan sát các hành vi đó ở nhóm chó tương tự nhưng không được nghe các loại nhạc như thế. Họ thấy rằng chó ngủ nhiều nhất khi nghe nhạc cổ điển, thể hiện là chúng được thư giãn. Còn chó có phản ứng ngược lại khi nghe “nhạc nặng”: run nhiều hơn - một dấu hiệu của sự lo lắng.
Không chỉ lợn, thậm chí là mèo, khỉ... cũng có phản ứng tích cực khi nghe nhạc, còn bò thì cho thêm sữa khi được nghe nhạc. Vào năm 2001, các nhà nghiên cứu tại Đại học Leicester thử nghiệm cho đàn bò sữa nghe nhạc. Họ phát hiện ra rằng âm nhạc êm dịu khiến chúng sản sinh thêm ra 3% tức 0,73 lít mỗi con bò mỗi ngày. Còn não chim thậm chí có thể phản ứng với âm nhạc như não người. Một vài năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Emory (Anh) đặt ra để tìm hiểu xem chim có thực sự tạo ra âm nhạc, giống như con người hay không. Câu trả lời là phản ứng trên não chim khi nghe nhạc giống với não người.
TS Võ Văn Sự cho biết, không phải riêng đối với loài lợn, mà các nhà khoa học đã có những nghiên cứu khá cơ bản là các loài vật phản ứng thế nào đối với âm nhạc.
TS Võ Văn Sự cho biết, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng âm nhạc có ảnh hưởng nhất định đến hiệu suất tăng trưởng của lợn con, có tác động đáng kể trong việc giảm sự chiến đấu giữa lợn con và có thể cải thiện mức độ lợi ích của lợn.