Mùa hè ăn sứa đỏ rất ngon nhưng cần lưu ý điều này
Ngọc Mai (Ảnh: Tổng hợp)
Tháng ba đến tháng sáu dương lịch, dọc các con phố ở Hà Nội, những gánh sứa đỏ lại tấp nập người mua. Món này tuy không còn mới mẻ nhưng "gây sốt" bởi hương vị độc đáo và lạ miệng.
Được coi là đặc sản của mùa hè, sứa đỏ khi ăn thân thì mềm như thạch, còn chân lại giòn sần sật khiến du khách thích thú.
Vốn sứa đỏ không có vị nhưng khi kết hợp cùng lá tía tô, đậu phụ, cùi dừa rồi chấm một chút mắm tôm lại đem lại một hương vị độc lạ khó quên.
Sứa đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, thơm ngon, mát bổ mang mùi vị của biển và vị ngọt mát. Sứa đỏ sau khi đánh bắt được không cần chế biến có thể xuất bán ngay.
Món sứa đỏ tuy ngon nhưng không phải ai cũng ăn được. Theo đó, trong sứa đỏ chứa độc tố, nếu không biết sơ chế sứa đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng có nhiều trường hợp xảy ra dị ứng sau khi ăn, thậm chí còn bị ngộ độc. Nguyên nhân gây ra dị ứng hay ngộ độc sứa đỏ do cơ địa hoặc khi sơ chế chưa loại bỏ được hết độc tố trong sứa.
Một số biểu hiện phổ biến khi ngộ độc sứa đỏ như nôn nao khó chịu, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu... khi có biểu hiện nặng thì da tím tái, co giật thâm chí hôn mê.
Sứa chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.
Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản thì không nên ăn sứa.
Những người già, người có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch cũng không nên ăn sứa đỏ.
Ngoài ra, trong sứa đỏ chứa protein và collagen, những người bị xơ gan hay viêm gan có thể làm giảm chức năng gan nên hạn chế ăn.