Hằng năm, cứ vào dịp cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, những mảnh ruộng bậc thang nhuộm màu xanh lẫn vàng dưới ánh nắng lại khoe sắc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.
Nằm cách Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, Mù Cang Chải (huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái) là một trong những điểm đến mà theo như các bạn trẻ cho rằng: "phải đi" vào dịp mùa lúa chín.
Bắt đầu từ tuần cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, Mù Cang Chải vào vụ gặt.
Với bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại của người dân nơi đây chống chọi với khắc nghiệt của thiên nhiên...
Mùa vàng đã bung nở.
Vào mùa gặt, khi lúa chín rộ, nhiều gia đình có khi gặt đổi công cho nhau.
Mưa thuận gió hòa, sự nỗ lực, cần mẫn với tấc đất vùng cao của dân làng đã được đền bù bằng mùa vàng bội thu.
Do địa hình trắc trở, người dân đập lúa ngay tại bờ ruộng bậc thang với một chiếc thùng gỗ được gọi là "pản thống"
Đời sống của đồng bào thiểu số ngày nay đã tốt hơn xưa rất nhiều.
Đến mùa vàng, núi rừng bừng lên rực rỡ một màu ấm no.
Xen giữa màu vàng lúa chín là màu váy áo thổ cẩm như những đốm hoa rực rỡ ngày mùa.
Ở độ cao hơn 2000 mét so với mực nước biển, Mù Cang Chải mùa này thời tiết đôi khi cũng có lúc nắng, lúc mưa.
Do phải phụ thuộc vào nguồn nước mưa cho nên Mù Cang Chải chỉ có một mùa lúa chín.
Để mang được lúa về nhà cũng là một công đoạn khá vất vả đối với người dân nơi đây.
Người H’Mông được biết là rất hiếu khách, nụ cười luôn thường trực trên môi.
Với mùa gặt Mù Cang Chải, biết bao người khoác ba lô lên đường để cảm nhận bản tình ca Tây Bắc, để cảm nhận sự mộc mạc nhưng thân thương, để giữ trong lòng bao lưu luyến, nhớ thương lúc ra về, để hẹn gặp lại mùa vàng những lần sau.