Bệnh nhi tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và sau đó là một bệnh viện tại TPHCM.
Đến sáng 30/11, cháu bé đã tử vong.
Sở Y tế tỉnh Bình Phước cùng các cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ nguyên nhân tử vong của bé trai 12 tuổi sau khi tiêm văcxin phòng Covid-19.
Cháu bé ngụ tại xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú.
Tỉnh Bình Phước dự kiến sẽ tiêm mũi 1 loại vắcxin Pfizer-BioNTech phòng Covid-19 cho 66.900 trẻ từ 12 - 15 tuổi.
Trước đó, thông tin về chiến dịch tiêm văcxin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, Bộ Y tế cho biết, Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của 2 trẻ ở Bắc Giang và Hà Nội sau tiêm phòng Covid-19 liên quan đến phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến văcxin và thực hành tiêm chủng.
Trên thế giới, dữ liệu của Hệ thống Báo cáo Biến cố của văcxin (Vaccine Adverse Event Reporting System - VAERS) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ghi nhận 3 trường hợp tử vong ở Washington sau khi tiêm văcxin Covid-19.
Một nữ học sinh 17 tuổi ở Washington đã chết vì ngừng tim 36 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai văcxin Pfizer, là người thứ ba VAERS ghi nhận nguyên nhân tử vong có thể có liên quan đến văcxin Covid-19.
Theo thông tin trong báo cáo, cô gái này đã hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 có triệu chứng nhưng không nghiêm trọng vào tháng 8/2021.
Sau đó, cô đã tiêm văcxin mũi đầu tiên vào ngày 3/9/2021 và mũi tiêm thứ hai vào ngày 15/9/2021. Cô bé vào bệnh viện cấp cứu ngày 23/10/2021 với tình trạng đau ngực và khó thở trong 48 giờ trước đó.
Theo tin tức mà Reuters đăng tải vào ngày 30/8, Bộ Y tế New Zealand đã báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận liên quan đến văcxin Pfizer/BioNTech Covid-19, sau khi một phụ nữ bị tác dụng phụ viêm cơ tim hiếm gặp.
Hội đồng giám sát văcxin của New Zealand cho rằng ca tử vong là do viêm cơ tim, một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng đã được biết đến của văcxin Pfizer.
Hội đồng cho biết chứng viêm cơ tim "có thể là do tiêm chủng".
Viêm cơ tim là tình trạng viêm khiến tim bị hạn chế khả năng bơm máu và có thể gây ra rối loạn nhịp tim.