Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Khi thời tiết chuyển mùa là cơ hội cho bệnh phát triển.
Ngoài ra, dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa, do dùng thực phẩm không tươi, nhất là cá, tôm, cua, trứng; do uống rượu, hoặc bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng... Cũng có thể do dùng thuốc dẫn đến quá mẫn gây ra.
Dị ứng mãn tính thường do gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn thuốc có công hiệu ngừa trị chứng bệnh này.
* Vỏ bí đao (khoảng 20g), hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, một ít mật ong vừa dùng. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, đổ nước vào nấu để lấy nước, rồi cho mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này có tác dụng trừ gió thanh nhiệt, phòng chữa dị ứng ngoài da.
* Lấy 150g lá hẹ, 50g lá hành, rượu trắng 30ml, đem cả 3 nấu với nước, chia làm hai lần uống trong ngày.
* Nấm kim châm: Thường xuyên ăn nấm kim châm sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhất là loại bỏ chất độc và chất thải, các ion kim loại nặng. Mặt khác các nhà nghiên cứu cho rằng, nấm kim châm có chứa một loại protein có thể ức chế bệnh hen suyễn, viêm mũi, eczema và các bệnh dị ứng.
* Hồng táo hầm lá lách lợn: Lá lách lợn 1 cái, hồng táo 250g. Lá lách rửa sạch xào chín, sau đó cho hồng táo vào, nêm gia vị vừa miệng, hầm nhừ, ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 2 tuần là 1 liệu trình.
* Nước giấm gừng: Gừng tươi 50g, đường đỏ (đường mía) 100g, giấm 100g. Gừng thái chỉ cho vào sắc cùng với giấm, đường đỏ, sau bỏ bã, mỗi lần uống 1 chén nhỏ cùng với nước ấm, uống 3 lần trong ngày.
* Đậu xanh, đậu tương (mỗi loại 100g) đem nghiền nhỏ, rồi cho vào nồi nấu chín thêm nước nấu chín, cho đường vào, dùng hết trong ngày.