Mở thủy mộ 2.500 tuổi, phát hiện báu vật công nghệ không thể sao chép
Tuệ Minh (Theo Hubei)
Giới khảo cổ Trung Quốc được phen bất ngờ với loạt cổ vật phát hiện bên trong thủy mộ 2500 tuổi. Cho đến nay, các công nghệ chế tác hiện đại vẫn không tài nào sao chép được những hiện vật này.
Năm 1978, bộ đội địa phương trong lúc phá núi để mở rộng một nhà máy ở khu vực Lôi Cổ Ôn, thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc đã tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ khổng lồ. Cuối cùng, sau khi khai quật, lăng mộ cổ được xác định rộng tới 220m2 và chứa đầy nước. Ảnh: Xinhua
Điều khiến các nhà khảo cổ "chết lặng" là trong lăng mộ cổ có tới 21 cỗ quan tài nổi lên mặt nước. Sau khi hút hết nước trong lăng mộ, các nhà khảo cổ chết lặng khi phát hiện có hài cốt của 21 người con gái, trong đó người trẻ nhất mới 13 tuổi, người lớn nhất khoảng 26 tuổi nằm bên cạnh cỗ quan tài của chủ nhân mộ cổ - Tôn Hậu Nhất (hay Tôn Hầu Ất). Ảnh: Xinhua
Sau khi phát hiện cỗ quan tài nặng 7 tấn, một lượng lớn các nhà khảo cổ Trung Quốc tập trung tìm kiếm cổ vật bên trong lăng mộ. Sau nhiều tháng làm việc, họ phát hiện tổng cộng khoảng 15.404 cổ vật lớn nhỏ, chất liệu, hình dáng khác nhau. Trong số đó có hơn 6.200 cổ vật làm bằng đồng. Ảnh: Xinhua
Đỉnh cao nhất trong số đồ đồng đó chính là Đế trống cao khoảng nửa mét và nặng gần 200kg. Nhìn thấy báu vật này, giới nghệ nhân Trung Quốc hiện đại phải thốt lên đầy kinh ngạc trước tài năng quá đỗi đỉnh cao của nghệ nhân thời xưa cách đây 2.500 năm. Ảnh: Xinhua
Bảo vật này bao gồm rất nhiều tượng rồng, trong đó có 16 tượng rồng lớn và hàng chục tượng rồng nhỏ. Dù chế tác bằng đồng nhưng hàng trăm con rồng này sống động như thật, tạo được cảm xúc linh diệu, thu hút người xem rất mạnh. Chúng tinh xảo, phức tạp đến mức hoàn hảo và được giới nghệ nhân nhận định là báu vật đỉnh cao nhất của nghệ thuật luyện đồng thời cổ đại. Ảnh: Xinhua
Một cổ vật bằng đồng thể hiện tài nghệ đỉnh cao tiếp theo của nghệ nhân thời Trung Quốc xưa chính là bộ chuông đồng của Tăng Hầu Ất. Giới chuyên gia đánh giá đây là bộ chuông đồng hoàn thiện nhất và lớn nhất được phát hiện cho đến nay tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
"Bộ chuông được đặt ở phía Tây của phòng giữa lăng mộ. Khung chuông được chia thành ba tầng: Trên, giữa và dưới. Tầng trên cùng được chia thành ba giá đỡ, tất cả đều là những chiếc chuông nhỏ, tổng cộng có 19 chiếc. Giá đỡ ở giữa được đỡ bởi ba chiến binh bằng đồng. Có 33 chiếc chuông cỡ trung bình tại đây. Điều hiếm hơn nữa là hầu hết 13 quả chuông lớn ở tầng dưới vẫn được treo trên khung chuông và còn được đỡ bởi 3 chiến binh bằng đồng khác. Ảnh: Xinhua
Những chi tiết trên chuông cùng các dòng chữ quý mới là điểm khiến các nhà sử học khâm phục tài năng của nghệ nhân xưa. Tất thảy được làm rất khéo léo. Đặc biệt, âm thanh của chuông trầm bổng, khiến người ta khó có thể sao chép y nguyên. Bộ chuông đồng này là đỉnh cao của nhạc cụ bằng đồng thời Chiến Quốc, được Trung Quốc xếp vào hàng báu vật quốc gia. Ảnh: Xinhua
Tiếp đến cũng là một bảo vật độc nhất vô nhị được là là Tôn Hầu Ất Tôn Bàn, cao 42 cm, đường kính 58 cm và nặng 30 kg. Tôn Bàn bao gồm 2 phần là chén rượu và đĩa. Hai phần này được chế tác có thể tháo rời và rất linh hoạt. Đặc biệt là có hơn nghìn con thú lạ được chế tác tinh xảo, chẳng hạn như rắn, rồng, lân…Ảnh: Xinhua
Nhiều người đặt câu hỏi rằng những người thợ cách đây gần 2.500 năm rốt cục đã dùng cách gì để làm ra một bảo vật có kết cấu phức tạp và đẹp mắt như vậy? Theo đánh giá của các chuyên gia, Tăng Hầu Ất Tôn Bàn được đúc bằng phương pháp chảy sáp, bởi vì không có dấu vết rèn và đúc trên các hoa văn phức tạp. Ảnh: Xinhua
Cuối cùng là một món đồ được mô tả trong sách cổ "Chu Lễ" dùng để lưu trữ thức ăn gọi là "băng giám". Băng giám ở bên trong trống rỗng, đổ nước vào rồi sau đó để thức ăn vào bên trong, giữ cho đồ ăn tươi ngon, không bị thiu trong một thời gian lâu. Ảnh: Xinhua
Tổng cộng có hơn 6.200 cổ vật bằng đồng được tìm thấy, ngoài 4 món trở thành bảo vật quốc gia của Trung Quốc, còn rất nhiều cổ vật tinh xảo khác. Đa phần cũng được chế tác bằng phương pháp chảy sáp hết sức tinh vi và khó tái hiện. Ảnh: Xinhua