Cụ thể, người dùng được yêu cầu tạo mã PIN gồm 6 ký tự để hoàn tất thiết lập. Khi người dùng đăng nhập trên thiết bị mới mã PIN này sẽ được sử dụng để khôi phục đoạn chat.
Meta cho biết, đây là một phần trong việc nâng cấp bảo mật của Messenger và tính năng mã hóa đầu cuối (End-to-End) sẽ được áp dụng trên ứng dụng trò chuyện này trong thời gian tới nhằm giúp tin nhắn và dữ liệu trên nền tảng này an toàn hơn.
Tin nhắn mã hóa đầu cuối đã được Meta bắt đầu thử nghiệm từ năm 2022 và hiện tại tính năng này sắp được áp dụng trên toàn bộ người dùng.
Để bật tính năng tính năng mã hóa đầu cuối trong Messenger, người dùng chọn thanh công cụ ở góc trái phía trên màn hình > chọn Cài đặt > Chọn Quyền riên
Sau khi đã bật tính năng, khi vào ứng dụng Messenger, một thông báo sẽ xuất hiện yêu cầu người dùng nhập mã PIN hoặc FaceID thì mới có thể vào trong ứng dụng.Trong thời gian tới, Meta dự kiến sẽ tiếp tục tăng bảo mật cho Messenger.
Việc triển khai tính năng này sẽ không có tác động đáng kể đến trải nghiệm người dùng, nhưng sẽ giúp nâng cao tính an toàn, trong đó có cả sự riêng tư.
Năm 2016, Meta bắt đầu triển khai tính năng mã hóa đầu cuối qua chế độ "cuộc trò chuyện bí mật". Năm 2021, công ty giới thiệu một tùy chọn tương tự cho cuộc gọi thoại và video trên ứng dụng của mình.