Theo đó, người dùng vẫn có thể đọc và chia sẻ các thông tin từ các liên kết, tuy nhiên, Meta sẽ không hỗ trợ chuyên mục tin tức trên Facebook cũng như không đàm phán với bất kỳ nhà xuất bản nào về việc cung cấp nội dung cho chuyên mục này ở 3 quốc gia Anh, Pháp và Đức.
Giải thích về quy định này, Meta cho rằng, người dùng đến với Facebook không phải để đọc tin tức và các nội dung chính trị mà họ muốn kết nối với bạn bè, khám phá những cơ hội, đam mê hay sở thích mới. Tin tức chỉ chiếm chưa tới 3% nội dung hiển thị trên trang chủ Facebook. Những người đọc tin chỉ là một phần nhỏ trong số trải nghiệm của phần lớn người dùng trên mạng xã hội này.
Hiện tại, thị trường Anh, Pháp và Đức ước tính có khoảng hơn 130 triệu người dùng Facebook.
Thời gian qua, Meta đã vướng vào nhiều cuộc chiến pháp lý trên khắp thế giới khi các nhà lập pháp và các hãng truyền thông cáo buộc tập đoàn này hưởng lợi miễn phí từ các nội dung của họ.
Facebook News ra mắt năm 2019, thời điểm đó Meta chưa có mục tiêu “đưa mọi người đến gần hơn với những câu chuyện ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”.
Gần đây, Meta đã tỏ rõ thái độ không đồng tình với Đạo luật tin tức trực tuyến của Canada khi tiến hành chặn người dùng tại quốc gia này truy cập tin tức trên Facebook và Instagram.
Hãng cũng khẳng định, quy định đã nói không đúng về giá trị mà hãng tin nhận được khi sử dụng nền tảng của mình. Chúng cũng dựa trên tiền đề không chính xác rằng Meta được hưởng lợi không công bằng từ nội dung tin tức chia sẻ trên các nền tảng của hãng.
Quyết định cấm người dùng Canada xem tin tức hay chia sẻ tin tức của Meta cũng bị một số chuyên gia báo chí chỉ trích. Do những người này cho rằng, hành động của Meta sẽ dẫn đến sự gia tăng thông tin sai sự thật và ảnh hưởng tiêu cực đến hãng tin địa phương.