Thịt mát hỗ trợ giá sốc
Giá heo hơi hôm nay 21/4 tại nhiều địa phương ở miền Bắc đã nhảy vọt lên mức 92.000 - 95.000đ/kg; tại miền Nam, miền Trung giá heo hơi cũng đang không ngừng phi mã, lên mức 90.000 - 92.000đ/kg.
Để hỗ trợ người dân, động thái mới nhất trên thị trường miền Bắc tuần vừa qua, một số siêu thị giảm tới 25% một số mặt hàng. Đáng lưu ý, thịt lợn hỗ trợ giá sốc cũng đã xuất hiện ở phân khúc thị trường cao cấp.
Khi thông tin từ Nhà máy chế biến thịt MNS Meat Hà Nam (Tập đoàn Masan), sản phẩm thịt mát thương hiệu MEATDeli đã áp dụng chính sách hỗ trợ giá sốc. Cụ thể tại thị trường miền Nam, sản phẩm thương hiệu MEATDeli gồm các loại xương heo giảm từ 136.900đ/kg xuống còn 79.000đ/kg; xương ống giảm từ 120.900đ/kg xuống còn 79.000đ/kg.
Thịt vai giảm từ 149.000đ/kg xuống còn 115.000đ/kg. Ở thị trường miền Bắc, giá xương cục giảm từ 110.900đ/kg xuống còn 69.000đ/kg. Xương ống giảm từ 89.900đ/kg xuống còn 59.000đ/kg. Thịt vai giảm từ 154.900đ/kg xuống còn 119.000đ/kg.
Chương trình giảm giá được áp dụng từ ngày 18/4 - 31/5 tại Hệ thống VinMart/VinMart+, các cửa hàng và đại lí MEATDeli trên toàn quốc. |
Đây là lần giảm giá cao nhất của sản phẩm thịt mát cao cấp này kể từ khi ra mắt thị trường trong gần 2 năm nay.
Hy sinh lợi nhuận, bù lỗ để giảm giá thịt lợn
Theo chị Hoàng Thị Huệ, Giám đốc sản xuất, Công ty CP thực phẩm Ngôi Sao Xanh - một trong số đơn vị tham gia bán lẻ thịt mát MEATDeli, cho biết dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tốc độ tiêu thụ sản phẩm này vẫn giữ được sự ổn định, có ngày hàng nhập về bán hết ngay trong ngày.
Các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ này đã có lượng khách hàng tiêu thụ thịt mát cố định, chủ yếu là dân công chức, nhân viên văn phòng. Nếu so sánh với thịt ngoài chợ, người tiêu dùng thường phải chạm tay vào để kiểm tra độ đàn hồi thớ thịt, nhận biết tươi ngon.
Bên cạnh đó, miếng thịt ngoài chợ bày trên phản, nhiều người chạm tay khiến tỷ lệ nhiễm vi sinh thường rất cao. Trong mùa dịch Covid-19, người dân được khuyến khích giữ khoảng cách an toàn, không tiếp xúc với các bề mặt, đặc biệt với thực phẩm tươi sống thì MEATDeli lại có lợi thế được người tiêu dùng lựa chọn khi không cần chạm tay vào thịt để lựa chọn.
Thịt được phân loại đóng kín trong khay, bảo quản trong tủ mát, đảm bảo độ tươi ngon. “Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng chi tiêu dè sẻn hơn và mức hỗ trợ giá sốc lần này góp phần chia sẻ khó khăn với họ, sẽ có nhiều gia đình tiếp cận, tiêu dùng sản phẩm thịt mát”, chị Huệ nói.
Đại diện của Nhà máy chế biến thịt MNS Meat Hà Nam, cho biết ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung lợn trong nước chưa thể phục hồi. Giá lợn hơi nhà máy thu mua từ các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vẫn ở mức rất cao. Nhà máy cũng phải tăng chi phí cho các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho CBNV và sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng để đồng hành, ủng hộ chủ trương Chính phủ, MEATDeli khắc phục khó khăn để giảm giá một số sản phẩm, góp phần từng bước bình ổn thị trường thịt lợn.
Tổ hợp chế biến thịt mát Meat Hà Nam, tổ hợp chế biến thịt tươi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay đạt được chứng nhận BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về An toàn thực phẩm.
Cũng theo đại diện của MNS Meat Hà Nam, nhà máy được vận hành theo tiêu chuẩn BRC - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn thực phẩm. Lợn đưa vào giết mổ đi qua 3 tuyến kiểm dịch nghiêm ngặt.
Thịt lợn sau khi chế biến sẽ được làm mát và đóng gói với công nghệ Oxy-Fresh ngay tại nhà máy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Để giữ trọn dưỡng chất cùng độ ngon tối ưu của thịt, sản phẩm thịt MEAT Deli sẽ được bảo quản xuyên suốt ở nhiệt độ 0 - 4 độ C từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng.
Theo đó, chi phí sản xuất của loại thịt mát này cao hơn so với sản phẩm thịt thông thường của các doanh nghiệp khác. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, để chung tay hỗ trợ người tiêu dùng ảnh hưởng dịch Covid-19, MNS Meat Hà Nam rà soát tối ưu hoá khâu các sản xuất và phân phối, thậm chí chấp nhận hy sinh lợi nhuận, chịu lỗ để áp dụng chính sách hỗ trợ giá sốc với nhiều loại sản phẩm.
Hành động có ý nghĩa nhân văn
Theo Bộ NN&PTNT cho rằng, từ ngày 1/4, 17 doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi đồng giảm giảm lợn hơi xuất chuồng về mốc 70.000đ/kg là tiền đề góp phần hạ nhiệt, giảm giá thịt lợn. Nhưng trên thực tế, lượng heo do các doanh nghiệp nắm giữ không đủ sức chi phối thị trường.
Gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tiếp tục ký công văn đề nghị các tỉnh, thành phố vào cuộc kiểm soát giá nguồn cung heo từ các trang trại, gia trại để giảm giá thị trường thịt heo. Cũng theo ông Phùng Đức Tiến, thống kê đến hết tháng 3, tổng đàn heo cả nước đạt 24 triệu con, chiếm 70% so với thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi.
Hiện tại, tốc độ tái tàn trung bình cả nước đặt trên 6,3% thì dự báo đến quý 4 năm nay, Việt Nam có thể phục hồi cân đối được cung cầu thịt lợn. Ông Tiến khẳng định, nhập khẩu thịt lợn hiện giờ chỉ là giải pháp tình thế tạm thời để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bộ NN&PTNT tiếp tục vận động, đề nghị các doanh nghiệp trong nước tiếp tục tái giảm giá thịt lợn bởi đây là hành động có ý nghĩa nhân văn để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, sâu xa hơn là bảo vệ ngành chăn nuôi phát triển bền vững cũng như thị trường trong nước trước các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu.