'Mắt thần' của NASA bất ngờ phát hiện 5 vật thể 'xuyên không'
Thiên Trang (TH)/TT&CS
Các nhà khoa học mô tả về nghiên cứu mới xoay quanh 5 vật thể có thể là những thiên hà đầu tiên của vũ trụ.
Kính viễn vọng không gian James Webb đã lập kỷ lục mới khi chụp được 5 vật thể tồn tại từ 13,6 tỷ năm trước, thời điểm vũ trụ mới chỉ hơn 200 triệu tuổi. (Ảnh: NASA/ESA/CSA)
Phân tích dữ liệu từ "mắt thần" James Webb đã dẫn đến phát hiện 5 vật thể "xuyên không" đỏ rực, có độ dịch chuyển đỏ cao chưa từng thấy, cho thấy chúng là những thiên hà cổ đại.(Ảnh: Space.com)
Hiện tượng dịch chuyển đỏ xảy ra do sự giãn nở của vũ trụ, làm kéo dài bước sóng ánh sáng của các vật thể xa xôi. (Ảnh: Los Angeles Times)
Các thiên hà này có thể đã tồn tại từ 13,6 tỷ năm trước, phá kỷ lục cũ của thiên hà JADES-GS-z14-0. Nếu còn tồn tại, hiện tại chúng sẽ cách chúng ta 34 tỷ năm ánh sáng.(Ảnh: Wikipedia)
Khám phá này cho thấy số lượng các thiên hà có độ dịch chuyển đỏ cao trong vài trăm triệu năm đầu tiên của vũ trụ nhiều hơn mong đợi. (Ảnh: CBC)
Nghiên cứu thuộc khuôn khổ cuộc khảo sát GLIMPSE, trong đó James Webb được tăng sức mạnh bởi cụm thiên hà tiền cảnh Abell S1063, đóng vai trò như "thấu kính hấp dẫn" phóng to các vật thể phía sau.(Ảnh: Live Science)
Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), được phóng lên vũ trụ vào ngày 2/12/2021, là một trong những dự án khoa học lớn nhất và phức tạp nhất từ trước đến nay của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). (Ảnh: Vox)
Được phát triển với sự hợp tác của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA), JWST được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới trong việc khám phá vũ trụ, vượt xa những gì mà Kính viễn vọng Không gian Hubble đã đạt được.(Ảnh: CNRS News)
Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.