Nguồn ảnh: Phys.
Nằm cách Trái Đất khoảng 1.100 năm ánh sáng, ngôi sao HD 50138 là một ngôi sao Herbig Be thuộc loại phổ B8, lớn hơn mặt trời của chúng ta khoảng bảy lần, với độ sáng gấp 1.000 lần độ sáng mặt trời.
Để tìm hiểu thêm về bản chất của ngôi sao HD 50138, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Maria Koutoulaki thuộc Viện Nghiên cứu cao cấp Dublin ở Dublin, Ireland, đã tiến hành quan sát giao thoa cận hồng ngoại của môi trường trong ngôi sao này.
Với mục đích này, họ sử dụng VLT-Interferometer (VLTI) với bộ kết hợp chùm tia AMBER. Công cụ này cho phép các nhà khoa học thấy rõ môi trường phức tạp của sao.
Nghiên cứu tiết lộ rằng, ánh quang phổ của HD 50138 cho thấy sự phát xạ liên tục, cũng như các đường phát xạ hydro của dòng Bruxett-gama.
“Các quan sát của chúng tôi cho phép chúng tôi lập bản đồ kích thước của sự phát xạ liên tục và các dòng phát xạ Pfund Brγ và N cường độ cao.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng khu vực phát xạ liên tục có kích thước dự kiến từ 0,6 – 1,0AU. Khi nói đến dòng hydrogen, kích thước dự kiến là khoảng 0,4AU.
Trong kết luận, các nhà thiên văn học đã viết rằng các kết quả liên quan đến dòng phát xạ liên tục và hydro, bao gồm hình thái học của các vùng phát xạ cho thấy môi trường phức tạp của mô hình HD 50138 là cực kỳ phức tạp.
Họ nói thêm rằng, những phát hiện của họ cũng cho thấy rằng đối tượng nghiên cứu này có nhiều khả năng là một ngôi sao tiến hóa đặc biệt và liên tục.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)