Lớp màng mỏng này sẽ làm giảm khả năng trao đổi khí, từ đó làm chậm quá trình chín hoặc già hóa của sản phẩm. Chế phẩm có thể được sử dụng cho nhiều loại trái cây khác nhau như cam, bưởi, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà rốt, dưa hấu.
Mục đích của việc tạo màng trên rau quả là làm giảm tổn thất khối lượng và giảm biến dạng hình thức do mất nước; làm giảm trao đổi khí (giảm O2, tăng CO2) dẫn tới làm chậm quá trình hô hấp, hay quá trình già hóa; cải thiện hình thức nhờ lớp màng bóng loáng; làm chất mang để bổ sung một số tác nhân hóa học chống vi sinh vật gây hư hỏng rau quả; làm giảm tổn thương cơ học trong vận chuyển.
Chế phẩm tạo màng có thể được pha chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm lipid, nhựa cây, polysaccharit, protein và một số ít polymer tổng hợp. Thực tế, đa số các chế phẩm đều là vật liệu composit có ít nhất hai thành phần tạo màng trở lên có bổ sung thêm các phụ gia chẳng hạn chất dẻo hóa, chất hoạt động bề mặt, chất chống bọt, chất nhũ hóa và chất bảo quản để giữ chế phẩm được lâu. Như vậy, hầu hết màng bao được làm từ các thành phần tự nhiên, không độc hại, trong nhiều trường hợp là những chất dinh dưỡng.
Khi pha chế, tùy theo loại quả mà chọn loại nguyên liệu khác nhau để vừa đảm bảo hiệu quả bảo quản nhưng trên hết là phải đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm. Tác giả sáng chế là ông Nguyễn Duy Lâm (Hà Nội).