Não bộ, bộ phận kỳ diệu nằm trong hộp sọ, đóng vai trò như trung tâm chỉ huy tối cao của cơ thể con người. Nó điều khiển mọi hoạt động, từ cử động tinh vi nhất đến những suy nghĩ phức tạp nhất, biến con người trở thành sinh vật thông minh và thích nghi với môi trường xung quanh.
Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt động của bộ não chúng ta tăng mạnh khi bước vào độ tuổi 20, đạt đỉnh ở tuổi 35, sau đó giảm dần từ 45 tuổi trở đi. Và sau đó, não bắt đầu có sự suy giảm từ khả năng lập kế hoạch, nhớ lại các sự kiện cũng như phối hợp các nhiệm vụ.
Khi chạm đến 45-49 tuổi, nam giới, nữ giới mất 3,6% não và năng lực của não bộ, khả năng ghi nhớ, lập luận, nhận thức đều bắt đầu có sự suy yếu.
Mách bạn 7 bài tập rèn luyện trí óc nhạy bén, minh mẫn hơn. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, một điều đáng mừng là các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể trau dồi sự nhạy bén và cải thiện sức khỏe của não bộ, bất kể bạn ở độ tuổi nào. Việc duy trì luyện một số bài tập trí não thường xuyên sẽ giúp tăng cường trí nhớ, giữ vững khả năng tập trung và phát triển khả năng tư duy để bạn có thể thực hiện các công việc hàng ngày nhanh chóng và đơn giản hơn, đồng thời giữ cho bộ não của bạn vẫn có thể hoạt động tốt khi già đi.
Dưới đây là một số bài tập rèn luyện trí óc nhạy bén, minh mẫn hơn:
Giải trí với trò chơi ghép hình
Ghép hình là một trò chơi thư giãn mà khi tham gia bạn sẽ phải xem xét lựa chọn giữa nhiều mảnh khác nhau, tìm xem chúng phù hợp với vị trí nào và ghép chúng lại thành một bức tranh lớn. Cho dù bạn đang ghép 1.000 mảnh hình tháp Eiffel hay ghép 100 mảnh lại để tạo thành hình chuột Mickey, chơi trò chơi ghép hình luôn là một trong những cách tuyệt vời để củng cố trí não của bạn.
Các nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia – trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Center for Biotechnology Information – NCBI) đã chỉ ra rằng việc thực hiện các trò chơi ghép hình giúp chúng ta phát triển khả năng nhận thức và là một hình thức bảo vệ não bộ khỏi quá trình lão hóa nhận thức không gian trực quan.
Sử dụng tất cả các giác quan
Một báo cáo nghiên cứu của NCBI cho thấy rằng việc thường xuyên sử dụng tất cả các giác quan có thể giúp tăng cường trí não của bạn.
Để giúp các giác quan và não bộ của bạn được rèn luyện đầy đủ, hãy thử thực hiện các hoạt động có sự tham gia đồng thời của cả năm giác quan của bạn. Chẳng hạn như bạn có thể nướng một mẻ bánh quy, ghé thăm chợ nông sản hoặc thử một nhà hàng mới… trong khi tập trung vào ngửi, chạm, nếm, nhìn và nghe cùng một lúc.
Ngồi thiền
Thiền hàng ngày có thể làm dịu cơ thể, làm chậm nhịp thở và giảm căng thẳng và lo lắng.
Nhưng bạn có biết rằng nó cũng có thể giúp tinh chỉnh trí nhớ của bạn và tăng khả năng xử lý thông tin của não bộ.
Tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt và dành 5 – 10 phút thiền mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt.
Chơi với đồng tiền xu trong ly nước
Hệ thống chữ nổi hỗ trợ người khiếm thị dễ dàng đọc chữ nhưng lại khó với người bình thường. Tuy nhiên, khi chạm vào chữ, bạn sẽ biết cách người khiếm thị dùng để đọc chúng. Họ chạm và cảm nhận các chữ cái in trên đó. Vì vậy, thay vì dùng thị giác, họ yêu cầu bộ não đọc thông tin từ xúc giác.
Tập thể thao hoặc võ thuật
Việc tập thể thao hoặc võ thuật điều độ và thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường chất lượng giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy việc luyện tập các hoạt động thể chất trong thời gian dài có thể tác động thay đổi cấu trúc của bộ não, dẫn đến tăng khối lượng não.
Đánh răng bằng tay không thuận
Nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập nhỏ giúp mở rộng các phần của vỏ não có nhiệm vụ điều khiển và xử lý thông tin từ cơ quan xúc giác (bàn tay). Không chỉ đánh răng, bạn cũng nên mở tuýp và lấy kem đánh răng bằng tay không thuận.
Lật ngược các vật quen thuộc
Khi nhìn vào những đồ vật quen thuộc hàng ngày, não trái của bạn sẽ nhanh chóng nhận biết và chuyển sự chú ý của bạn sang nơi khác. Tuy nhiên, khi chúng bị lộn ngược, mạng lưới não phải được kích hoạt, khiến bạn cố gắng diễn giải hình dạng, màu sắc và mối liên quan giữa các chi tiết.
Để tập thể dục cho trí não, bạn hãy thử lật ngược những bức ảnh gia đình, đồng hồ hay bộ lịch để bàn.