Khi cô đưa con đến trung tâm xét nghiệm PCR, cậu bé được chẩn đoán mắc Covid-19.
Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng âm tính giả. Tỷ lệ âm tính giả phụ thuộc vào loại kit xét nghiệm và giai đoạn nhiễm nCoV. Nếu virus đang trong giai đoạn đầu của quá trình nhân lên (tức là người bệnh xét nghiệm quá sớm), kit kháng nguyên cũng có thể cho kết quả âm tính giả.
Thông thường, xét nghiệm PCR có độ nhạy cao và chẩn đoán chính xác hơn.
Nghiên cứu trước đó của Viện Johns Hopkins cũng chỉ ra rằng, lấy mẫu quá sớm trong giai đoạn đầu mắc bệnh có thể dẫn đến kết quả sai. Một số bệnh nhân thao tác không đúng cũng gây ra âm tính giả.
TS Jaquelin Dudley, Phó giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm LaMontagne tại Đại học Texas, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc kỹ và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nên chờ một vài ngày sau khi tiếp xúc F0 rồi mới xét nghiệm, giúp giảm nguy cơ âm tính giả.