<p>Nếu cơ thể không bị sốt khi nhiễm trùng thì lại là một vấn đề nghiêm trọng. Tức là khi cơ thể nhiễm bệnh - chúng ta không được cảnh báo. Khi có dấu hiệu sốt, cần phải tìm nguyên nhân gây sốt để điều trị tận gốc và dùng thuốc hạ sốt khi cơ thể sốt quá cao để tránh những nguy hiểm.</p> <p>Tuy nhiên, với trẻ em, việc xử trí sốt và dùng thuốc hạ sốt cần có những hiểu biết nhất định cho người chăm sóc trẻ.</p> <h2><strong>Vì sao cơ thể bị sốt?</strong></h2> <p>Vùng hạ đồi trong não chúng ta được ví như một chiếc điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Chức năng của nó là nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ. Với người bình thường, nhiệt độ luôn trên dưới 37oC.</p> <p>Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virut tấn công và giải phóng ra một số hóa chất vào máu, lúc này cơ quan vùng hạ đồi nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng cao hơn bình thường, lên đến 39-40oC, thậm chí cao hơn.</p> <p>Vùng hạ đồi điều chỉnh nhiệt cơ thể lên, sẽ có hiện tượng cơ thể run lẩy bẩy, đó là dấu hiệu ớn lạnh từ trong xương lúc mới bắt đầu sốt.Chính cái ớn lạnh này tăng nhiệt cho cơ thể, đến khi cơ thể “sốt đều”, nhiệt độ đạt mức nhiệt mới theo chỉ đạo vùng hạ đồi thì cơ thể dừng ớn lạnh.</p> <p>Tùy theo sự điều chỉnh của vùng hạ đồi, mà cơ thể sẽ sốt cao hay thấp. Lúc này toàn cơ thể trong tình trạng báo động. Tuyệt đối không được thấy cơ thể rét run, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ kêu lạnh mà đắp kín chăn, quấn kín cổ cho con - sẽ khiến tình trạng nhiệt càng tăng cao dẫn đến co giật.</p> <p>Khi nguyên nhân gây sốt được điều trị (chẳng hạn như do cơ thể nhiễm vi khuẩn thì sẽ được dùng kháng sinh), mầm bệnh được trấn áp thì vùng hạ đồi cơ thể sẽ về mức nhiệt 37oC - cơ thể ngừng sốt. Giai đoạn sẽ thấy nóng, mồ hôi toát ra để giải phóng nhiệt.</p> <p><img alt="Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ" src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/14/m-ha_sot.jpg" title="Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ" /></p> <h2><strong>Hạ sốt bằng cách nào?</strong></h2> <p>Đối với người trưởng thành, sốt không phải là điều gì quá to tát để bận tâm, khi nguyên nhân gây sốt được cơ thể tự điều chỉnh hoặc được thăm khám và uống thuốc theo chỉ định thì mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thì sốt có thể là một dấu hiệu cần quan tâm đặc biệt.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Trẻ dưới 4 tháng tuổi nếu đo nhiệt thấy lớn hơn hoặc bằng 38 độ C, hoặc trên 4 tháng tuổi mà sốt không rõ nguyên nhân trên 24 giờ thì nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện.</p> <p>Đặc biệt chú ý đến một trong các hiện tượng như nôn ói, tiêu chảy liên tục, quan sát trên đầu thấy thóp phập phồng, da có phát ban thì nhanh chóng đưa đi cấp cứu.</p> <h2><strong>Xử lý tại nhà thế nào với trẻ trên 4 tháng tuổi chớm sốt</strong></h2> <p>Thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay là paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng và liều dùng cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Loại thuốc này được ưu tiên dùng vì ít tác dụng phụ với trẻ.</p> <p>Hơn nữa nó cũng có nhiều dạng bào chế dùng cho trẻ nhỏ như dạng thuốc bột hòa tan, dạng siro, viên đạn đặt hậu môn... Tuy nhiên, người chăm sóc trẻ cần kiên nhẫn vì dù dùng thuốc gì hạ sốt cũng phải có thời gian.</p> <p>Ngoài ra còn có ibuprofen cũng có tác dụng hạ sốt, nhưng đó không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho trẻ em, muốn dùng loại thuốc này phải có bác sĩ chỉ định.</p> <p>Tuyệt đối không được nôn nóng hạ sốt quá nhanh bằng cách cho uống quá liều thuốc hạ sốt (hoặc thời gian dùng thuốc gần nhau quá) kết hợp ngâm nước ấm rồi lại kèm theo miếng dán...</p> <p>Vì khi thân nhiệt xuống quá nhanh, đột ngột rất nguy hiểm cho trẻ. Việc giảm sốt bằng thuốc thường sẽ tác dụng sau 30 phút, nhiệt độ từ từ về mức an toàn sau 1 đến 2 tiếng.</p> <p>Đối với một số trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp dùng 2 loại thuốc paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý, tùy từng trẻ và tùy từng bệnh mà bác sĩ có chỉ định dùng thuốc kết hợp này.</p> <p>Do đó không được tự ý sử dụng đơn thuốc đó cho lần sốt sau của trẻ, hoặc nghe phụ huynh của trẻ khác bị sốt được kê đơn như vậy mà mua về dùng.</p> <p>Tuyệt đối không chườm nước lạnh khi trẻ bị sốt, bởi nước lạnh sẽ làm co mạch, khiến lỗ chân lông không nở ra để thân nhiệt thoát ra ngoài. Mặc dù sờ thấy da trẻ mát, nhưng đó chỉ là cảm giác bên ngoài, còn bên trong có thể ví như “lò lửa bị bịt kín cửa”.</p> <p>Nếu bạn muốn chườm thì nên chườm nước ấm tầm 37-38 độ (dùng nhiệt kế hồng ngoại đo nước) vào vùng bẹn, nách, cổ... để mở lỗ chân lông, giúp cơ thể giải nhiệt.</p> <p>Điều cuối cùng nhưng cũng là điều vô cùng quan trọng, đó là bù nước cho bé khi sốt. Tốt nhất là nước cam, chanh, hoặc ít nhất là nước lọc... cơ thể lúc này cần nước hơn bao giờ hết, động viên bé uống từng chút một, uống bất cứ khi nào có thể...</p> <p> </p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>