Gần đây, Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long ở Trung Quốc chia sẻ video về một con gấu trúc lông trắng. Không chỉ có gấu trúc, nhiều động vật bạch tạng khác như: khỉ, cá sấu... cũng từng "gây sốt" dư luận.
Nhiều người bất ngờ, thích thú khi xem video về một con gấu trúc lông trắng muốt do Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc công bố. Con gấu trúc bạch tạng này được cho là khoảng 5 - 6 tuổi.
Camera của Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Ngọa Long lần đầu tiên phát hiện con gấu trúc bạch tạng là vào tháng 4/2019. Ban quản lý công bố những bức ảnh đầu tiên của con gấu trúc có bộ lông trắng muốt và đôi mắt đỏ vào tháng 5/2019.
Li Sheng, nhà nghiên cứu ở Trường khoa học đời sống thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết đây là con gấu trúc bạch tạng duy nhất được ghi hình trong tự nhiên. Hiện các chuyên gia chưa rõ liệu gene của nó có phải được kế thừa và truyền ổn định trong quần thể gấu trúc nhỏ hay không. Vậy nên, họ sẽ cần tiến hành nghiên cứu chuyên sâu để giải mã bí ẩn này.
Ngoài gấu trúc bạch tạng ở Trung Quốc, một số động vật bạch tạng quý hiếm được ghi nhận ở một số nơi trên thế giới. Trong số này, vườn thú San Diego ở Mỹ hấp dẫn du khách kho có một con gấu túi bạch tạng được đặt tên là Onya-Biri.
Hai con sư tử bạch tạng quý hiếm có tên Samuel và Cleopatra được nuôi dưỡng tại vườn thú Tbilisi, Georgia.
Vườn thú ở Florida, Mỹ có một con cá sấu bạch tạng hiếm gặp.
Vẻ đẹp khác lạ của một con chim ruồi bạch tạng được phát hiện trong sân vườn một gia đình tại Anh.
Một con khỉ đột bạch tạng ở vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha.
Hình ảnh ấn tượng chụp một con rùa bạch tạng bơi giữa đàn rùa biển xanh ở Ko Khram, Thái Lan.
Cận cảnh con rắn chuột Nhật Bản bạch tạng ở cơ sở nuôi rắn ở Iwakuni vào năm 2008. Khác với đồng loại, loài rắn chuột trong tự nhiên có màu xanh lá cây.
Mời độc giả xem video: “Cười ngất” với hành động “làm nũng lầy lội” của gấu trúc con.