Loài sứa hợp nhất hai thành một để... dưỡng thương tài tình thế nào?
Tuệ Minh (theo Science News)
Sau khi hợp nhất, chúng trở thành một cơ thể thống nhất và một số chức năng cơ thể sẽ được đồng hóa để hoạt động thống nhất.
Óc chó biển - một loài sứa lược từ lâu được giới khoa học cho là thủy tổ của các loài động vật cũng như nhân loại. Chúng là những sinh vật đa bào đầu tiên, nguyên thủy nhất còn tồn tại cho đến ngày nay. Ảnh: Sicence News
Theo một nghiên cứu gần đây, Thủy tổ của loài sứa này có tên là Daihua sanqiong đã sống cách đây 518 triệu năm về trước, và lần đầu được phát hiện khoảng một thập kỷ trước tại phía nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Loài vật này có 18 xúc tu dài bao quanh cái dạ dày mở hoác của nó.
Bản thân là hậu duệ của một chuỗi động vật biển đa bào đầu tiên. Sứa lược giống như một cục thạch dẻo không xương, nhưng lại cực kì ranh ma trong việc săn bắt con mồi. Chúng có thể làm con mồi của mình vướng vào những sợi xúc tu dài như rắn, và nuốt trọn con mồi.
Hiện tại chi sứa lược có rất nhiều loài khác nhau và được phát hiện có nhiều khả năng kỳ dị như siêu năng lực. Việc nghiên cứu loài này mang lại cho con người nhiều sự hiểu biết về tiến hóa.
Các loài sứa lược đã phát triển một cách độc lập những bộ phận cơ thể phức hợp, tế bào thần kinh, cơ và các hành vi phức tạp hơn nhiều. Vì thế chúng có thể tái tạo lại hầu hết các cơ quan, trong đó có cả bộ não có thể được chúng hình thành lại chỉ trong 3 ngày.
Gần đây, một nhà khoa học người Nhật trong một lần tình cờ đã phát hiện thêm một khả năng kỳ dị của loài vật đặc biệt này. Đó là việc chúng có thể ghép đôi 2 cá thể bị thương để giúp nhau chữa lành.
Khi thu thập các mẫu sứa, Nhà sinh vật học Kei Jokura - Viện Khoa học Tự nhiên Quốc gia Nhật Bản đã vô tình làm tổn thương một vài cá thể trong số chúng khi thu thập cho một nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sinh học biển ở Woods Hole, Massachusetts (Hoa Kỳ).
Trong thời gian lưu trữ tại cơ quan nghiên cứu này, những con sứa bị thương đó tự tìm đến nhau và tiến hành một quá trình cực kỳ độc đáo trong thế giới động vật, chúng ghép đôi lại với nhau.
Kei Jokura chỉ phát hiện ra khi ban đầu nhìn thấy có một cá thể sứa to bất thường, chỉ đến khi soi dưới kính hiển vi thì ông phát hiện ra đó thực chất là hai cá thể dính liền với nhau.
Điều kỳ lạ là chúng không còn muốn tách nhau ra nữa mà thực sự trở thành một cá thể mới. Các cơ quan riêng của 2 cá thể được đồng bộ hóa lại để thực hiện nhiệm vụ của "cơ thể" chung. Điều này khiến cho Kei Jokura tiến hành kiểm nghiệm lại phát hiện của mình.
Ông cùng các đồng nghiệp đã lấy các cặp sứa lược, cắt một mảnh từ mỗi cặp và ghim chúng vào đĩa mổ với các đầu cắt của chúng tiếp giáp. Kết quả chín trong số 10 cặp, các vị trí bị thương đã hợp nhất chỉ sau một đêm, tạo ra một đoạn mô liên tục.
Chúng không chỉ trông giống như một sinh vật, mà còn hành động như một sinh vật. Khi bị thúc vào một bên của hai con sứa, cả hai cơ thể đều phản ứng bằng cách co lại. Điều đó cho thấy hệ thần kinh của hai con sứa cũng có thể đã hợp nhất. Đây được xem như kỳ tích kiểu Frankenstein.
Khả năng hợp nhất của 'quả óc chó biển' cho thấy, loài động vật này không có khả năng phân biệt giữa cơ thể của chúng và cơ thể khác, một đặc điểm được gọi là nhận thức đồng loại. Ở người, nhận thức đồng loại là thứ có thể khiến cơ thể từ chối cấy ghép nội tạng.
Mời quý độc giả xem thêm video: Sứa đốt bé gái khi tắm biển Nha Trang có nguy hiểm không