Loại gia vị "quốc dân" giúp hạ đường huyết, ngăn biến chứng tiểu đường hiệu quả

Một số loại gia vị có trong gian bếp mỗi gia đình không chỉ làm cho món ăn thêm phần đậm đà, mà còn có tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe tổng thể.

Không chỉ rau xanh, các loại gia vị cũng mang đến nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe.

Các polyphenol có trong gia vị giúp chuyển hóa glucose theo những cách khác nhau như giúp hấp thu glucose trong ruột, điều hòa bài tiết insulin, kích thích tuyến tụy sản xuất và giải phóng insulin, kích hoạt thụ thể insulin và điều hòa sản xuất glucose ở gan… Trong trường hợp bệnh đái tháo đường type 2 được kích hoạt bởi stress oxy hóa, thì hoạt động chống oxy hóa của gia vị sẽ có tác dụng hiệp đồng tương tự như tác dụng hạ đường huyết và giúp kiểm soát lượng glucose.

Gừng

Gừng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nghiên cứu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cho thấy gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện đáng kể HbA1c (chỉ số đường huyết dùng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân tiểu đường và các vấn đề liên quan).

Gừng. Ảnh minh họa

Gừng. Ảnh minh họa

Gingerol (một hợp chất hoạt tính sinh học) được tìm thấy trong thân rễ của gừng có nhiều tác dụng sinh lý và dược lý. Gừng giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid, tăng cường đặc tính chống viêm và điều chỉnh sự giải phóng và phản ứng insulin. Có thể thêm gừng không chỉ vào trà mà còn trong súp, rau, nước sốt và cà ri.

Nghệ

Bằng cách tăng cường độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và giảm viêm liên quan đến bệnh tiểu đường, nghệ giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Curcumin, thành phần hoạt động trong đó, cải thiện chức năng tuyến tụy và giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose. Nghệ là một chất bổ sung hữu ích trong điều trị bệnh tiểu đường vì nó cũng làm giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường bằng cách bảo vệ các cơ quan quan trọng khỏi stress oxy hóa.

Nghệ. Ảnh minh họa

Nghệ. Ảnh minh họa

Mặc dù gia vị có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng bất cứ thứ gì dùng quá mức đều có thể gây hại. Do đó, hãy chú ý đến lượng gia vị bạn tiêu thụ hàng ngày. ​

Quế

Kết quả từ một nghiên cứu lâm sàng được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường cho thấy, vỏ quế cải thiện lượng đường huyết và cholesterol ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 và có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường và tim mạch.

Lượng tiêu thụ hàng ngày từ 1,3 - 6 gam đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong huyết thanh, chất béo trung tính, LDL hoặc cholesterol xấu và cholesterol toàn phần, sau 40 ngày ở nhóm bệnh nhân tiểu đường (độ tuổi trung niên).

Quế. Ảnh minh họa

Quế. Ảnh minh họa

Ngoài việc điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm cholesterol, quế còn được chứng minh là:

Có tác dụng chống đông máu

Giảm đau ở người bị viêm khớp

Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Ngăn chặn nhiễm trùng nấm men kháng thuốc

Hỗ trợ giảm chứng khó tiêu

Là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm canxi, chất xơ, managan và sắt...

Theo Đời sống
back to top