Loài chim không biết bay kỳ lạ đột ngột "tái sinh" sau 136.000 năm tuyệt tích
Thiên Trang (TH)
Loài chim không biết bay này ăn cỏ, quả mọng và côn trùng trên mặt đất, hoặc lượn lờ qua bụi rậm. Chúng được cho là đã tuyệt chủng từ cách đây 136.000 năm, đột ngột tái sinh tại đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ Dương.
Gà nước cổ trắng Aldabra có tên khoa học là Dryolimnas cuvieri aldabranus, thuộc họ Gà nước Rallidae và bộ Sếu Gruiformes. Loài chim này được xác nhận là đã tuyệt chủng nhưng đến năm 2019, các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy chúng tại đảo san hô Aldabra.
Gà nước cổ trắng Aldabran (Dryolimnas cuvieri aldabranus) có chiều dài cơ thể khoảng 25 cm, với con trống có màu nâu và đầu đỏ, con cái có phần trên và ngực màu xám nhạt. Cả con trống và mái đều có sọc đen trắng ở sườn, bụng và dưới đuôi, ngón chân dài và đuôi ngắn.
Loài chim này là loài có ý thức lãnh thổ, nhưng khá kín đáo, chúng thường trốn trong bụi rậm khi bị quấy rầy.
Gà nước cổ trắng Aldabran mò thức ăn trong nước bùn hoặc nước cạn bằng chiếc mỏ dài và phát hiện thức ăn bằng mắt.
Loài chim không biết bay này ăn cỏ, quả mọng và côn trùng trên mặt đất, hoặc lượn lờ qua bụi rậm và tầng dưới.
Gà nước cổ trắng Aldabran làm tổ trong một nơi khô ráo trên mặt đất hoặc trên cây bụi thấp, đặt 4-8 quả trứng.
Sự hồi sinh của chúng được cho là do sự thay đổi môi trường sau kỷ băng hà và sự vắng mặt của động vật ăn thịt trên đảo Aldabra.
Các nhà khoa học cho rằng, hiện tượng "tái sinh" này là kết quả của sự tiến hóa lặp lại, và đảo Aldabra là môi trường duy nhất có tác động lớn đối với sự kiện tuyệt chủng và hồi sinh.
Mời quý độc giả xem thêm video: Ghen tị với loài chim được cấp hộ chiếu riêng, ngồi khoang thương gia.