Người Melanesia ở Papua New Guinea từ lâu đã biết tránh xa loài chim pitohui, nhưng đối với thế giới phương Tây, khả năng sở hữu độc của loài chim này chỉ được phát hiện một cách tình cờ chỉ hơn ba thập kỷ trước. Ảnh khoahoc.tv |
Loại chim này được tìm thấy ở New Guinea, thuộc họ chim Pacycephalidae. Chúng có bộ lông với màu sắc sặc sỡ và là loài ăn tạp. Ở đây, người ta gọi chúng là loài chim “rác” vì thứ mùi hôi đặc trưng trên người. Ăn thịt chim này có vị đắng khó chịu và có thể gây bệnh. |
Đây là loài chim đầu tiên được giới khoa học phát hiện là mang trong mình loại độc Batrachotoxin (khiến người gặp nạn tê liệt, chảy máu nội bộ, các cơ quan bị huỷ hoại và chết dần chết mòn). Hiện nay có 6 loài chim thuộc giống Pitohui và nguy hiểm nhất là loài Hooded Pitohui. Ảnh khoahoc.tv |
Batrachotoxin (BTX) là một loạt chất gây độc hệ thần kinh, thông qua việc làm gián đoạn dòng chảy của các ion natri trong nhiều kênh dẫn của hệ thần kinh và mô mềm. BTX gây cảm giác tê và bỏng với các trường hợp bị nhiễm độc nhẹ. Với các trường hợp nhiễm độc nặng, BTX sẽ gây liệt, ngưng tim và khiến nạn nhân tử vong. BTX được xem là loại độc nguy hiểm nhất tính theo khối lượng trong tự nhiên ( có độc tính cao hơn 250 lần so với chất strychnine). |
Theo các chuyên gia nghiên cứu, họ tìm thấy chất độc có trong da và xương, các cơ quan nội tạng của loài chim pitohui này. |
Bản thân loài chim lại không bị chịu ảnh hưởng nhiều và nồng độ chất độc thay đổi theo từng con chim và từng khu vực chúng sinh sống. Ảnh techz |