Loài cá “xưa nay hiếm” xuất hiện ở Nha Trang, có tên trong Sách Đỏ
Thiên Trang (TH)
Tại Việt Nam, loài cá quý hiếm này chỉ được ghi nhận ở biển Nha Trang, và không có báo cáo về việc tìm thấy loài cá này nơi khác.
Loài cá quý này có tên gọi là cá dao cạo, hay cá chìa vôi giả, là một loài cá kỳ lạ thuộc họ Cá dao cạo (Solenostomidae), bộ Cá gai (Gasterosteiformes).
Nó được phát hiện vào năm 1995 tại vùng biển Nha Trang, Việt Nam, với hình dạng độc đáo giống như cây rong biển trôi. Cá dao cạo có thân dài, đầu to và mõm hình ống hút.
Cá cái của loài này có một túi da trong bụng để chăm sóc trứng và con non.
Chúng phân bố ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Indonesia, Mauritius, Zanzibar, và Maldives. Tại Việt Nam, chỉ có một cá thể được ghi nhận ở biển Nha Trang, và không có báo cáo về việc tìm thấy loài cá này nơi khác.
Cá dao cạo có thân dài tối đa 12 cm và có nhiều màu sắc khác nhau.
Chúng thường ăn các loại động vật giáp xác nhỏ bằng cách hút nước vào mõm dài của mình.
Loài cá này sống trong các vùng nước lộ thiên và xuất hiện tại các rạn san hô hoặc khu vực đáy nhiều bùn trong mùa sinh sản.
Cá dao cạo có khả năng đặc biệt là đổi màu phù hợp với môi trường xung quanh, giúp chúng "tàng hình" và tránh bị kẻ thù phát hiện.
Loài cá này có đặc tính chung thủy, sống cả đời chỉ với một đối tác.
Được xếp vào mức Nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam, các chuyên gia đề xuất bảo vệ loài cá độc đáo này, thậm chí tổ chức nuôi trồng nhân tạo để bảo tồn loài.